Tác phẩm Chữ người tử tù phần 1

Tác phẩm Chữ người tử tù phần 1

Bởi Học văn cô Hà Huyền 24/03/2024

TÁC PHẨM - CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN)

I Tìm hiểu chung

1 Xuất xứ

  • Hoàn cảnh sáng tác: ban đầu có tên “dòng chữ cuối cùng” in 1938. Sau đó được đưa vào tập “vang bóng một thời” một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 gồm 11 truyện ngắn với các nhân vật chính “Nho sĩ cuối mùa hạ” là những con người tài hoa nhưng bất đắc trí trước sự thay đổi trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

2 Giá trị tác phẩm

a Nội dung

  • Tác giả thể hiện những nét đẹp truyền thống: viết chữ, chơi chữ.
  • Nét đẹp về con người tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao - người sáng tạo ra cái đẹp, Quản ngục - người biết tôn thờ cái đẹp.

b Nghệ thuật

  • Nguyễn Tuân tạo dựng tình huống
  • Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật
  • Nguyễn Tuân xây dựng cảnh, giọng điệu đến ngôn ngữ

=> Thể hiện rõ phong cách cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám năm 1945.

Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù” - Nguyễn Tuân.

A Đặt vấn đề

  • Giới thiệu về tác giả tác phẩm.
  • Dẫn vào yêu cầu đề: Chữ Người Tử Tù được đánh giá là kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Bởi lẽ Tác phẩm này không chỉ kết tinh được giá trị nhân văn đẹp đẽ mà còn hội tụ được đầy đủ những đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật dựng chuyện khắc họa nhân vật và có lẽ đặc biệt nhất là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Có thể khẳng định Nguyễn Tuân đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện độc đáo giàu ý nghĩa ở Chữ Người Tử Tù.

B Giải quyết vấn đề

I Khái quát

1 Xuất xứ hoàn cảnh sáng tác

2 Giới thiệu về tình huống truyện

  • Tình huống truyện là những tình thế đặc biệt những hoàn cảnh bất thường có ý nghĩa thử thách bản lĩnh con người và tình huống truyện trong tác phẩm tự sự có vai trò đặc biệt quan trọng.
  • Thể hiện tính cách số phận của nhân vật
  • Thể hiện nội dung, tư tưởng, tài năng nghệ thuật của tác giả
  • Gợi ra mối tương quan giữa các nhân vật sự kiện trong truyện
  • Một số nhận xét nổi tiếng của các nhà văn nhà nghiên cứu văn học về tình huống truyện: Nguyễn Minh Châu “tình huống là lát cắt của cuộc sống mà qua đó ta thấy được trăm năm của một đời thảo mộc”

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh “tình huống như một thứ nước rửa hình rửa ảnh có thể làm nổi bật được bản chất của nhân vật và tư tưởng của tác giả”

3 Nhận diện tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ Người Tử Tù -

  • Nếu hiểu về tình huống như vậy thì ở truyện ngắn Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo hấp dẫn: Tình huống gặp phải oái ăm giữa hai nhân vật Huấn Cao - Quản ngục. Một người sáng tạo ra cái, đẹp một người yêu thương trân trọng cái đẹp.

Đọc tiếp: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 2)

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22