|
Tiền (Truyện ngắn) |
Dai nhách [Tr. 307] (khẩu ngữ): dai đến mức làm cho chán ngán, khó chịu. Cộc lốc [Tr. 307] (khẩu ngữ, tính từ): (lối nói năng) ngắn, cụt đến mức gây cảm giác khó chịu. Nhạt phèo [Tr. 307] (khẩu ngữ, tính từ): rất nhạt, tựa như không có chút mùi vị gì. Giàu xổi [Tr. 307] (khẩu ngữ): giàu một cách bất ngờ nhờ vào vận may (có thể là một hình thức trúng thưởng). Ót [Tr. 308] (phương ngữ, danh từ): gáy. Đếch [Tr. 309, 313, 322(2)] (thông tục, phụ từ): từ biểu thị ý phủ định dứt khoát một cách thiếu nhã nhặn. Nghe lỏm [Tr. 309] (khẩu ngữ, động từ): chú ý để nghe những điều người ta nói riêng với nhau. Rày [Tr. 312] (từ cũ, đại từ): nay. Bóng lộn [Tr. 313, 320] (khẩu ngữ, tính từ): bóng đến mức như có thể soi vào được. Nhỏ thó [Tr. 313] (khẩu ngữ, tính từ): nhỏ con và trông gầy gò. Thục mạng [Tr. 317] (khẩu ngữ, phụ từ): (chạy) nhanh và không kể gì hết, miễn sao cho thoát khỏi nguy hiểm. Thao láo [Tr. 319] (khẩu ngữ, tính từ): (mắt) mở to, nhìn lâu không chớp. Xắc tay [Tr. 320, 321] (khẩu ngữ, danh từ): túi cầm tay hay đeo ở vai. Rẹt [Tr. 321] (khẩu ngữ, tính từ): thao tác nhanh, dứt khoát. Nhập nhòe [Tr. 321] (phương ngữ): có ánh sáng nhỏ phát ra, khi lóe lên khi mờ đi, lúc ẩn lúc hiện liên tiếp. Khằng khặc [Tr. 322] (khẩu ngữ, tính từ): từ mô phỏng tiếng cười hay tiếng ho, tiếng kêu như bị tắc trong họng rồi lại bật ra nhiều lần tiêp tiếp. Tỉ như [Tr. 323] (khẩu ngữ): ví như, ví dụ như. Dông [Tr. 323] (phương ngữ/ khẩu ngữ, động từ): rời nhanh khỏi nơi nào đó. Rệu rão [Tr. 323] (khẩu ngữ, tính từ): quá rệu. Dấm dẳng [Tr. 325] (từ ít dùng): đồng nghĩa “dấm dẳn”: (nói) buông từng tiếng một, tỏ vẻ bực mình, khó chịu. |
Lê Hoài Lương |
Sông thức (Truyện ngắn) |
Tỏng [Tr. 351] (khẩu ngữ, động từ): biết rõ cái điều mà người khác tưởng là không thể biết được hoặc muốn giấu. Thắc thởm [Tr. 354] (ít dùng, động từ): như “thấp thỏm”. Mầy [Tr. 357, 358, 364, 367] (phương ngữ, đại từ): mày. Ná [Tr. 359] (phương ngữ, danh từ): nỏ (bắn chim). Tụi bay [Tr. 367] (phương ngữ/ khẩu ngữ, đại từ): chúng mày. Sạch bách [Tr. 367] (khẩu ngữ, tính từ): hết sạch, không còn lại một chút gì. Chu cha [Tr. 369] (phương ngữ, cảm từ): tiếng thốt ra biểu lộ sự |
|
|
ngạc nhiên, thán phục, vui mừng hoặc tức giận… |
|
Gã lái chó (Truyện ngắn) |
Ma mãnh [Tr. 372] (khẩu ngữ, tính từ): tinh ranh, quỷ quyệt. Cà tàng [Tr. 376, 379] (phương ngữ, tính từ): rất tàng. Dăm [Tr. 377] (khẩu ngữ, danh từ): số ước lượng trên dưới năm. Tận đẩu tận đâu [tr. 377] (khẩu ngữ): ý chỉ khoảng cách xa. (Lê Hoài Lương còn dùng “tận đầu tận đâu” trong truyện ngắn Mỗi tháng có một rằm) |
|
Chuyện chẳng liên quan gì nhau (Truyện ngắn) |
Ì xèo (phương ngữ, tính từ): phô trương, ồn ào quá mức. |
Nguyễn Mỹ Nữ |
Một nơi về rất cũ (Truyện ngắn) |
Mấy lăm đồng [Tr. 510] (khẩu ngữ): chỉ số tiền mấy mươi nghìn đồng chưa xác định và cộng thêm năm nghìn. Bằm [Tr. 510] (phương ngữ, động từ): chặt, bổ nhanh tay và liên tục bằng vật sắc cho nát vụn ra. Lặt [Tr. 511] (phương ngữ, động từ): cùng nghĩa với “nhặt”. Tắm táp [Tr. 511] (khẩu ngữ, động từ): tắm (nói khái quát). Thấm tháp [Tr. 511] (khẩu ngữ, động từ): có một tác dụng nào đó ở mức phải chăng, coi như chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Bèo [Tr. 512 (2)] (khẩu ngữ, tính từ): quá rẻ, ví như bèo. Bả [Tr. 512, 515, 516] (phương ngữ/ khẩu ngữ, danh từ): bà ấy. Hôi rình [Tr. 512] (khẩu ngữ): có mùi hôi bốc lên mạnh đến mức không chịu được. Dỡn (giỡn) [Tr. 513] (phương ngữ): đùa. Lận [Tr. 513] (phương ngữ, trợ từ): từ biểu thị ý nhấn mạnh hoặc ý muốn hỏi, với vẻ hơi ngạc nhiên; kia, kia à. Ổng [Tr. 514 (2)] (phương ngữ/ khẩu ngữ, đại từ): ông ấy. Mại hung [Tr. 514] (khẩu ngữ): (mắt) mức độ mại nhiều. Quay quắt [Tr. 514] (phương ngữ, tính từ): ở mức độ đứng ngồi không yên. Lõi đời [Tr. 515] (khẩu ngữ, tính từ): thành thạo, có kinh nghiệm, biết nhiều mánh khóe ở đời (thường hàm ý sắc thái âm tính- chê) Múp míp [Tr. 515] (khẩu ngữ, tính từ): béo múp (nói khái quát). Ới [Tr. 515] (khẩu ngữ, động từ): gọi, báo cho biết. Ngủ lang [Tr. 516] (khẩu ngữ, động từ): ngủ bậy bạ ở nơi nào đó, không phải nhà mình. Tỉnh khô [Tr. 516] (khẩu ngữ, tính từ): tỉnh như không, hoàn toàn không tỏ một thái độ hay tình cảm gì trước điều lẽ ra phải có tác động đến mình. Rành [Tr. 517] (phương ngữ, động từ): biết rõ, thạo, sành. Bồ bịch [Tr. 517] (khẩu ngữ, động từ): cặp bồ. Lối xóm [Tr. 518] (phương ngữ, danh từ): hàng xóm láng giềng với nhau. Giàu sụ [Tr. 519] (khẩu ngữ, tính từ): rất giàu, có khối lượng tài sản lớn. Tất tần tật [Tr. 520] (khẩu ngữ, đại từ): như “tất tật” (nhưng ý nhấn mạnh hơn). |
|
|
Đặc sệt [Tr. 521] (khẩu ngữ, tính từ): đặc đến mức như được cô lại. Bỏng rẫy [Tr. 521] (khẩu ngữ): thu hút. |
Mai Thìn |
Tuổi thơ bên Thành Hoàng Đế (Tùy bút) |
Cuỗm [Tr. 567] (thông tục, động từ): chiếm lấy và mang đi một cách nhanh gọn. Chôm [Tr. 567] (phương ngữ/ khẩu ngữ, động từ): nhón, lấy cắp (thường những vật nhỏ). Mừng rơn [Tr. 568] (khẩu ngữ, động từ): mừng đến mức có cảm giác rộn lên trong lòng. Đen đúa [Tr. 570] (khẩu ngữ, tính từ): đen và có vẻ xấu xí, nhem nhuốc. |
|
Cây mít hai thân (Tản văn) |
Tao tác [tr. 541] (ít dùng, tính từ): như “xao xác”. Trơ trốc [Tr. 541] (phương ngữ, danh từ): đầu (của người, động vật). Bợ [Tr. 542] (phương ngữ, động từ): đỡ phía dưới mà nâng lên bằng bàn tay đặt ngửa. Anh sui [Tr. 542] (phương ngữ, danh từ): thông gia. |
|
Quả thị quê nhà (Tản văn) |
Hít hà [Tr. 553] (phương ngữ, động từ): xuýt xoa. Dăm bữa nửa tháng [Tr. 555] (khẩu ngữ): thời gian ước lượng, từ khoảng trên dưới năm ngày đến trên dướ nửa tháng. |
Trần Duy Đức |
Hồn quê xứ nẫu (Tản văn) |
Xứ nẫu [Tr. 60 (3), 61 (4), 62 (3), 63 (1), 64 (2), 65 (2)] (phương ngữ/ khẩu ngữ): xứ người ta (thường hàm chỉ hai tỉnh Bình Định, Phú Yên). Nẫu (nậu) [Tr. 60 (10), 61 (8), 62 (4), 63 (1), 64 (2), 65 (2)]: họ, người ta, kẻ khác. (21 lần, chưa kể thơ chêm xen; 27 lần, kể cả thơ chêm xen)). Tui [Tr. 60 (7 lần, kể cả thơ chêm xen), 61 (2)] (khẩu ngữ): ý chỉ bản thân, tức “tôi”, ngôi thứ nhất xưng hô. Dìa [Tr. 60, 61 (2)] (khẩu ngữ): về. Dẫy [Tr. 60, 61 (4)] (khẩu ngữ): vậy. Dẫy na [Tr. 61] (khẩu ngữ): vậy sao; có thể là hỏi lại, xác định lại. Dẫy hén, dẫy ngen [Tr. 61]: muốn nhắc lại điều gì đã nói vơi ai trước đó, để người ta nhớ và làm như đã hẹn. Dẫu [Tr. 62] (khẩu ngữ): dù. |
Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 5