Tiền (Truyện ngắn) Dai nhách [Tr. 307] (khẩu ngữ): dai đến mức làm cho chán ngán, khó chịu. Cộc lốc [Tr. 307] (khẩu ngữ, tính từ): (lối nói năng) ngắn, cụt đến mức gây cảm giác khó chịu. Nhạt phèo [Tr. 307] (khẩu ngữ, tính từ): rất nhạt, tựa như không có chút mùi vị gì. Giàu xổi [Tr. 307] (khẩu ngữ): giàu một cách bất ngờ nhờ vào vận may (có thể là một hình thức trúng thưởng). Ót [Tr. 308] (phương ngữ, danh từ): gáy. Đếch [Tr. 309, 313, 322(2)] (thông tục, phụ từ): từ biểu thị ý phủ định dứt khoát một cách thiếu nhã nhặn. Nghe lỏm [Tr. 309] (khẩu ngữ, động từ): chú ý để nghe những điều người ta nói riêng với nhau. Rày [Tr. 312] (từ cũ, đại từ): nay. Bóng lộn [Tr. 313, 320] (khẩu ngữ, tính từ): bóng đến mức như có thể soi vào được. Nhỏ thó [Tr. 313] (khẩu ngữ, tính từ): nhỏ con và trông gầy gò. Thục mạng [Tr. 317] (khẩu ngữ, phụ từ): (chạy) nhanh và không kể gì hết, miễn sao cho thoát khỏi nguy hiểm. Thao láo [Tr. 319] (khẩu ngữ, tính từ): (mắt) mở to, nhìn lâu không chớp. Xắc tay [Tr. 320, 321] (khẩu ngữ, danh từ): túi cầm tay hay đeo ở vai. Rẹt [Tr. 321] (khẩu ngữ, tính từ): thao tác nhanh, dứt khoát. Nhập nhòe [Tr. 321] (phương ngữ): có ánh sáng nhỏ phát ra, khi lóe lên khi mờ đi, lúc ẩn lúc hiện liên tiếp. Khằng khặc [Tr. 322] (khẩu ngữ, tính từ): từ mô phỏng tiếng cười hay tiếng ho, tiếng kêu như bị tắc trong họng rồi lại bật ra nhiều lần tiêp tiếp. Tỉ như [Tr. 323] (khẩu ngữ): ví như, ví dụ như. Dông [Tr. 323] (phương ngữ/ khẩu ngữ, động từ): rời nhanh khỏi nơi nào đó. Rệu rão [Tr. 323] (khẩu ngữ, tính từ): quá rệu. Dấm dẳng [Tr. 325] (từ ít dùng): đồng nghĩa “dấm dẳn”: (nói) buông từng tiếng một, tỏ vẻ bực mình, khó chịu. Lê Hoài Lương Sông thức (Truyện ngắn) Tỏng [Tr. 351] (khẩu ngữ, động từ): biết rõ cái điều mà người khác tưởng là không thể biết được hoặc muốn giấu. Thắc thởm [Tr. 354] (ít dùng, động từ): như “thấp thỏm”. Mầy [Tr. 357, 358, 364, 367] (phương ngữ, đại từ): mày. Ná [Tr. 359] (phương ngữ, danh từ): nỏ (bắn chim). Tụi bay [Tr. 367] (phương ngữ/ khẩu ngữ, đại từ): chúng mày. Sạch bách [Tr. 367] (khẩu ngữ, tính từ): hết sạch, không còn lại một chút gì. Chu cha [Tr. 369] (phương ngữ, cảm từ): tiếng thốt ra biểu lộ sự ngạc nhiên, thán phục, vui mừng hoặc tức giận… Gã lái chó (Truyện ngắn) Ma mãnh [Tr. 372] (khẩu ngữ, tính từ): tinh ranh, quỷ quyệt. Cà tàng [Tr. 376, 379] (phương ngữ, tính từ): rất tàng. Dăm [Tr. 377] (khẩu ngữ, danh từ): số ước lượng trên dưới năm. Tận đẩu tận đâu [tr. 377] (khẩu ngữ): ý chỉ khoảng cách xa. (Lê Hoài Lương còn dùng “tận đầu tận đâu” trong truyện ngắn Mỗi tháng có một rằm) Chuyện chẳng liên quan gì nhau (Truyện ngắn) Ì xèo (phương ngữ, tính từ): phô trương, ồn ào quá mức. Nguyễn Mỹ Nữ Một nơi về rất cũ (Truyện ngắn) Mấy lăm đồng [Tr. 510] (khẩu ngữ): chỉ số tiền mấy mươi nghìn đồng chưa xác định và cộng thêm năm nghìn. Bằm [Tr. 510] (phương ngữ, động từ): chặt, bổ nhanh tay và liên tục bằng vật sắc cho nát vụn ra. Lặt [Tr. 511] (phương ngữ, động từ): cùng nghĩa với “nhặt”. Tắm táp [Tr. 511] (khẩu ngữ, động từ): tắm (nói khái quát). Thấm tháp [Tr. 511] (khẩu ngữ, động từ): có một tác dụng nào đó ở mức phải chăng, coi như chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Bèo [Tr. 512 (2)] (khẩu ngữ, tính từ): quá rẻ, ví như bèo. Bả [Tr. 512, 515, 516] (phương ngữ/ khẩu ngữ, danh từ): bà ấy. Hôi rình [Tr. 512] (khẩu ngữ): có mùi hôi bốc lên mạnh đến mức không chịu được. Dỡn (giỡn) [Tr. 513] (phương ngữ): đùa. Lận [Tr. 513] (phương ngữ, trợ từ): từ biểu thị ý nhấn mạnh hoặc ý muốn hỏi, với vẻ hơi ngạc nhiên; kia, kia à. Ổng [Tr. 514 (2)] (phương ngữ/ khẩu ngữ, đại từ): ông ấy. Mại hung [Tr. 514] (khẩu ngữ): (mắt) mức độ mại nhiều. Quay quắt [Tr. 514] (phương ngữ, tính từ): ở mức độ đứng ngồi không yên. Lõi đời [Tr. 515] (khẩu ngữ, tính từ): thành thạo, có kinh nghiệm, biết nhiều mánh khóe ở đời (thường hàm ý sắc thái âm tính- chê) Múp míp [Tr. 515] (khẩu ngữ, tính từ): béo múp (nói khái quát). Ới [Tr. 515] (khẩu ngữ, động từ): gọi, báo cho biết. Ngủ lang [Tr. 516] (khẩu ngữ, động từ): ngủ bậy bạ ở nơi nào đó, không phải nhà mình. Tỉnh khô [Tr. 516] (khẩu ngữ, tính từ): tỉnh như không, hoàn toàn không tỏ một thái độ hay tình cảm gì trước điều lẽ ra phải có tác động đến mình. Rành [Tr. 517] (phương ngữ, động từ): biết rõ, thạo, sành. Bồ bịch [Tr. 517] (khẩu ngữ, động từ): cặp bồ. Lối xóm [Tr. 518] (phương ngữ, danh từ): hàng xóm láng giềng với nhau. Giàu sụ [Tr. 519] (khẩu ngữ, tính từ): rất giàu, có khối lượng tài sản lớn. Tất tần tật [Tr. 520] (khẩu ngữ, đại từ): như “tất tật” (nhưng ý nhấn mạnh hơn). Đặc sệt [Tr. 521] (khẩu ngữ, tính từ): đặc đến mức như được cô lại. Bỏng rẫy [Tr. 521] (khẩu ngữ): thu hút. Mai Thìn Tuổi thơ bên Thành Hoàng Đế (Tùy bút) Cuỗm [Tr. 567] (thông tục, động từ): chiếm lấy và mang đi một cách nhanh gọn. Chôm [Tr. 567] (phương ngữ/ khẩu ngữ, động từ): nhón, lấy cắp (thường những vật nhỏ). Mừng rơn [Tr. 568] (khẩu ngữ, động từ): mừng đến mức có cảm giác rộn lên trong lòng. Đen đúa [Tr. 570] (khẩu ngữ, tính từ): đen và có vẻ xấu xí, nhem nhuốc. Cây mít hai thân (Tản văn) Tao tác [tr. 541] (ít dùng, tính từ): như “xao xác”. Trơ trốc [Tr. 541] (phương ngữ, danh từ): đầu (của người, động vật). Bợ [Tr. 542] (phương ngữ, động từ): đỡ phía dưới mà nâng lên bằng bàn tay đặt ngửa. Anh sui [Tr. 542] (phương ngữ, danh từ): thông gia. Quả thị quê nhà (Tản văn) Hít hà [Tr. 553] (phương ngữ, động từ): xuýt xoa. Dăm bữa nửa tháng [Tr. 555] (khẩu ngữ): thời gian ước lượng, từ khoảng trên dưới năm ngày đến trên dướ nửa tháng. Trần Duy Đức Hồn quê xứ nẫu (Tản văn) Xứ nẫu [Tr. 60 (3), 61 (4), 62 (3), 63 (1), 64 (2), 65 (2)] (phương ngữ/ khẩu ngữ): xứ người ta (thường hàm chỉ hai tỉnh Bình Định, Phú Yên). Nẫu (nậu) [Tr. 60 (10), 61 (8), 62 (4), 63 (1), 64 (2), 65 (2)]: họ, người ta, kẻ khác. (21 lần, chưa kể thơ chêm xen; 27 lần, kể cả thơ chêm xen)). Tui [Tr. 60 (7 lần, kể cả thơ chêm xen), 61 (2)] (khẩu ngữ): ý chỉ bản thân, tức “tôi”, ngôi thứ nhất xưng hô. Dìa [Tr. 60, 61 (2)] (khẩu ngữ): về. Dẫy [Tr. 60, 61 (4)] (khẩu ngữ): vậy. Dẫy na [Tr. 61] (khẩu ngữ): vậy sao; có thể là hỏi lại, xác định lại. Dẫy hén, dẫy ngen [Tr. 61]: muốn nhắc lại điều gì đã nói vơi ai trước đó, để người ta nhớ và làm như đã hẹn. Dẫu [Tr. 62] (khẩu ngữ): dù. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 5
Câu chuyện được mở đầu bằng một bữa ăn như thế và được tiếp tục bằng những hồi tưởng của tác giả, những suy nghĩ của nhân vật “tôi”, thời gian hiện tại – quá khứ được đan xen, không có bắt đầu cũng không có kểt thúc trong toàn bộ tác phẩm. Trong tác phẩm, nhân vật “tôi” được sinh ra trong một gia đình tướng Cộng hòa, mẹ là một bà mẹ Việt Nam mẫu mực, một anh ba là sĩ quan quân đội và một người anh tư thiên tài có trí tuệ uyên bác, nhưng lại bị tình yêu hủy hoại. Dọc theo dòng suy nghĩ là những sự kiện xảy ra trong gia đình nhân vật tôi cùng với những sự kiện lịch sử lúc bây giờ. Dường như những cảnh, sự kiện được tác giả kể chỉ là cái cớ cho những suy nghĩ, lí giải cho tâm trạng nhân vật “tôi” hoặc là những nhân vật khác. Chính vì vậy, thời gian của những sự kiện ấy không được sắp xếp theo một trình tự tuyến tính nào mà lại mang tính chủ quan. Các mốc thời gian cùng các sự kiện được sắp xếp theo dòng suy nghĩ của nhân vật “tôi”. Tác giả kể câu chuyện về cuộc gặp gỡ Bùi Giáng – một thi sĩ có chút gì đó “điên”. “Tôi” gặp nhân vật ông già ăn mày gần đại học Vạn Hạnh, ông ta đang bị đám đông bao quanh đánh, chửi bới vì đã xé rách một mảnh vải và bóp vào ngực cô bán vải. Có lẽ ông già ăn mày ấy là Bùi Giáng. Câu chuyện được nhân vật “tôi” kể có thật không? Điều đó có lẽ chỉ nhân vật “tôi” mới có thể trả lời. Tác giả viết về Bùi Giáng nhưng dường như lại không phải là Bùi Giáng. Chiến tranh đi qua khiến con người ta đau đớn, bức con người ta đến “điên”. Chiến tranh luôn là kẻ thù của nhân loại. Chiến tranh được phản chiếu vào nghệ thuật nhưng nó vẫn giữ y nguyên sự đáng sợ của nó. Tác giả kể về vụ thảm sát năm 1937 do Hitle thực hiện. Vụ thảm sát ấy đã được Picasso đưa vào tác phẩm Guernica. Bức tranh sử dụng màu đen, trắng, xám để tái hiện khung cảnh chiến tranh, trong bức tranh ấy là một con người, một con bò, ngọn lửa đang gào thét... Bức tranh đã có ảnh hưởng vô cùng lớn ở Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Và đến năm 1974 nghệ sĩ Tony Shafraxi đã dùng sơn xịt lên bức tranh dòng chữ “Hãy giết chết bọn dối trá” để phản đối chính quyền Nixon đã tha bổng cho William Calley trong vụ thảm sát Mĩ Lai. Những con người có thật trong lịch sử, những con người yêu chuộng hòa bình vẫn luôn tìm cách phản đối chiến tranh. Câu chuyện vẫn tiếp tục với dòng suy nghĩ miên man của nhân vật “tôi”. Anh ta nghĩ về anh bạn tên Khanh, cô gái Samartha xinh đẹp cùng người tình Joe đã chết của cô ta, nghĩ về cuộc sống không lí tưởng, không hoài bão, cuộc sống mải tìm niềm vui trong những cuộc ăn chơi, những ham muốn thể xác của mình,… Trong khi đó những cuộc biểu tình vẫn dâng cao, những cái chết của những những người trẻ như Trân Văn Ơn trong phong trào sinh viên khiến cuốc biểu tình càng mạnh mẽ. Nhân vật “tôi” kể một câu chuyện gặp Trịnh Công Sơn tại nhà của ông: “Giờ ông đang ngồi trước mặt tôi, trầm ngâm và tư lự”. Những sự kiện như hòa vào với nhau, không theo một trật tự nào. Dòng thời gian của các sự kiện như những lát cắt có độ dài ngắn khác nhau, đan xen vào nhau. Trong dòng suy nghĩ của nhân vật “tôi”, thời gian hiện thực với mộng ảo, hiện tại với quá khứ hòa quyện với nhau không phân biệt được. Kết luận Trong tiểu thuyết này, ta thấy tác giả dựa trên lịch sử, trên những gì đã có thật để xây dựng một không gian, thời gian nghệ thuật, từ đó thể hiện cái nhìn của bản thân, khắc họa nội tâm nhân vật chính “tôi”. Qua không gian, thời gian nghệ thuật ấy, tác giả tập trung vào khắc họa góc khuất của chiến tranh, những suy tư của con người trong cuộc. Mạch văn của toàn tác phẩm không theo một trật tự không gian, thời gian cố định nào mà đi theo dòng suy nghĩ của nhân vật “tôi”, quá khứ - hiện tại, lịch sử - cuộc sống, sự thật - hư cấu đan xen nhau suốt toàn tác phẩm. Tác phẩm dựa trên lịch sử, lấy lịch sử làm nền tảng để xây dựng nên câu chuyện riêng. Qua đó, đọc giả thấy được được sự sáng tạo độc đáo, mới lạ của tác giả. Sở dĩ tác phẩm “Mộ phần tuổi trẻ” hấp dẫn chính là vì tác giả đã có con mắt tinh đời, biết cách nhìn lịch sử để chắt lọc tài liệu, sự kiện, nhân vật, cộng với bút lực có lửa, có hồn khi xây dựng một không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật đặc sắc là bối cảnh cho nhân vật thể hiện suy nghĩ, hành động. Huỳnh Trọng Khang đã đưa đến cho chúng ta một tác phẩm vừa mang hơi thở lịch sử lại vừa hấp dẫn lôi cuốn bởi những trang văn với sự đan xen giữ cung bậc cảm xúc của tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước và cả tình yêu giữa những mảnh đời đầy đau khổ, bất hạnh trong thời kỳ đất nước phân chia. “Giữa những cuộc chiến là tình yêu,” hay cũng có thể là hận thù, như nhân vật “tôi” đã tự luận giải, nhưng nhìn kỹ hơn, chẳng ý nghĩa nào tồn tại được giữa chiến tranh, như ấn tượng về những mảnh rời rạc trong Mộ phần tuổi trẻ để lại cho người đọc. Tóm lại, việc phân tích tìm hiểu về không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến nội tâm, tinh thần, tâm lí của nhân vật để hiểu hơn về nhân vật và qua đó thấy được sự độc đáo, sáng tạo của tác phẩm. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Mộ phần tuổi trẻ phần 1
Lịch sử là môn học được các bạn thuộc ban xã hội khá là thích thú. Bởi môn học này đưa chúng ta quay ngược về quá khứ xem quá trình hình thành và phát triển của Đất Nước mình. Vì vậy, môn học này dần được đưa vào môn học bắt buộc và là một trong những môn để thi THPTQG. Dưới đây, Trung tâm gia sư cô Hà Huyền chia sẻ đề thi tham khảo môn Lịch sử năm 2023