Hạnh phúc của một tang gia phần 4

Hạnh phúc của một tang gia phần 4

Bởi Học văn cô Hà Huyền 24/03/2024

1 Tài nghệ trào phúng của tác giả được xây dựng qua chân dung biếm họa

a Chân dung biếm họa cá nhân (các thành viên trong gia đình cụ cố Tổ)

  • Niềm vui chung của cả đại gia đình này: cái chết của cụ cố tổ đã đem lại niềm vui hiếm có cho cái đại gia đình này. Bởi lẽ ông cụ ấy đã có một gia tài và có một cái cái chúc thư và chỉ khi ông cụ chết đi thì lũ con cháu bất hiếu kia sẽ được mở chúc thư đồng thời với việc họ sẽ biết mình được chia bao nhiêu phần trong gia tài ấy. Nhưng bên cạnh niềm vui chung là vì tiền đó với mọi người trong cái gia đình này còn có những cung bậc cảm xúc khác nhau thật đúng là “muôn hình vạn trạng”. Do vậy càng làm đậm nét hàng loạt các chân dung biếm họa hài hước
  • Người sung sướng đầu tiên là ông Phán mọc sừng: là thành viên được tác giả nhắc đến đầu tiên trong cái đám người nhận được tin vui ngay sau cái chết của ông cụ cố tổ cũng không phải ngẫu nhiên cụ Cố Hồng lại chọn ông con rể quý hóa ấy là người đầu tiên để nhỏ to vào tai rằng sẽ chia cho con gái, con rể thêm một số tiền nữa là vài nghìn đồng. Bởi chính ông ta một đạo diễn tài ba đã đặt câu “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng” vào miệng của một diễn viên xuất sắc là Xuân Tóc Đỏ để dẫn đến cái chết “đáng mừng” kia. Cho nên ông ta xứng đáng là người đầu tiên được hưởng thành quả từ cái chết của cụ cố tổ, niềm vui của ông ta đơn giản và phàm tục nhưng rất đúng với tâm lý của một con buôn khi gặp món “bở” món “hời”. Ông ta rất ngạc nhiên không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu mình lại to như thế. Ông hào hứng mơ tưởng đến một cuộc hợp tác lâu dài với Xuân Tóc Đỏ dâng lên tới đỉnh điểm với niềm phấn khích. Ông muốn gặp ngay Xuân Tóc đỏ để thanh toán nốt 5 đồng vì buôn bán phải giữ chữ tín
  • Cụ Cố Hồng: mới chỉ 60 tuổi nhưng lúc nào cũng muốn người ta gọi là cụ cố. Không có hiểu biết gì mở mồm là nói “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Niềm vui của ông ta vì bố ruột chết háo danh mù quáng đến mức ngu xuẩn và lố bịch “bố chết là dịp may để cho ông ta nhắm nghiền mắt lại mơ màng đến lúc được mặc đồ xô gai, lụ khụ… khóc mếu” Để diễn trò già nua trước bàn dân thiên hạ. Để mọi người chỉ trỏ khen là “Úi giời con trai lớn đã già thế kia à”. Đây là đứa con đại bất hiếu.
  • Vợ chồng Văn Minh
  • Văn Minh chồng: là người gầy gò ốm yếu nhưng luôn hô hào với mọi người tập luyện thể dục thể thao. Là cháu đích tôn của người chết, đứa cháu này rất hạnh phúc vì cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viện bông nữa hắn chỉ lo mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội. Mặt khác Ông phải đắn đo suy nghĩ về cách xử trí với Xuân Tóc Đỏ bởi Xuân là chủ của “hai cái tội nhỏ, một cái ơn to”. Cho nên ông ta vò đầu bứt tóc đăm chiêu nhưng thành thực lại rất hợp thời trang hợp với cái mặt con người nhà có tang gia bối rối. Điều này ngược đạo lý khiến nhân vật tự vạch trần được bản chất dả dối của mình
  • Văn Minh vợ: “sốt ruột vì mãi chưa được mặc những đồ xô gai tân thời…” niềm vui của bà ta nhuốm vẻ con buôn, bà hạnh phúc khi được lăng xê quảng cáo không mất tiền cho cửa hàng âu hóa của mình qua đó tác giả nhằm lên án cuộc cải cách âu hóa đã len chân vào cả một đám tang vốn không là nơi để chưng diện
  • Cậu Tú Tân: chưa bao giờ cậu đỗ tú tài do phát tang muộn nên cậu ta cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi không dùng đến. Một điều đặc biệt nữa là lúc hạ huyệt cậu luộm nhuộm với chiếc áo thun trắng bắt bẻ từng người một để cậu chụp ảnh làm kỷ niệm -> đám tang ông nội là đám tang hiếm có để cậu giải trí và thể hiện tài nghệ chụp ảnh của mình
  • Cô Tuyết xuất hiện với khuôn mặt buồn lãng mạn nhưng rất hợp mốt. Buồn vì không tìm thấy bạn trai đâu cả vì vậy trong lòng Tuyết ngổn ngang những câu hỏi:” tại sao Xuân không -> phúng viếng” điều ấy khiến tuyết đau khổ một cách rất chính đáng
  • Thấy thiên hạ đồn rằng mình hư hỏng nhiều nên Tuyết bèn mặc bộ y phục ngây thơ:” cái áo dài voan mỏng trong có cooc-xê trong như hở cả nách và vú” để cho thiên hạ thấy rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh. Tuyết đưa tang ông nội không phải vì thương vì đạo hiếu với ông mà vì mục đích khác đó là để khoe sắc đẹp để thanh minh cho mình mình đặc biệt là để tìm Xuân -> Tuyết đại diện cho các cô gái hư hỏng giả dối trong xã hội Việt Nam Cách Mạng Tháng 8
  • Bà cụ Cố Hồng: khi Xuân Tóc đỏ xuất hiện đột ngột trước đám tang cùng bà bà thì cụ bà sung sướng cảm động vô cùng mà kêu lên: “ấy giá như không có món ấy thì thiếu chưa được to, may mà Xuân đã nghĩ hộ” -> Bà  ta giống như chồng háo danh và bất hiếu

=> Tất cả các thành viên trong gia đình này trước cái chết của cụ cố tổ mỗi người đều có một niềm vui khác nhau nhưng họ đều giống nhau ở sự tàn nhẫn và bất hiếu

=> Qua chân dung biếm họa về các thành viên trong gia đình này người đọc chua xót nhận ra sự băng hoại đạo đức, những lối sống háo danh, hão huyền, thực dụng đã bào mòn đi những tình cảm gia đình thiêng liêng, tình cảm cao quý trong mỗi con người.

                                        

b Chân dung biếm họa tập thể (Tang khách)

  • Niềm hạnh phúc do cái chết của cụ cố tổ đem lại không khí tràn ngập trong gia đình cụ mà còn lan ra cả những người tới dự lễ tang
  • Hai cảnh sát: Min-đơ, Min-toa thì vui vì được ghi biên bản phạt, đang lúc thất nghiệp nhưng như nhà buôn sắp vỡ nợ thì được thuê giữ trật tự cho đám tang nên sung sướng cực điểm đã trông nom hết lòng nên thành thực tang gia ai cũng vui vẻ
  • Những ông bạn thân của cụ Cố Hồng: Họ đều đến đám tang là có dịp khoe các loại râu, các loại huân chương cao quý, đặc biệt hơn họ còn cảm thấy vui vì được ngắm bờ ngực thấp thoáng trong bộ y phục ngây thơ của cô Tuyết -> Bản chất háo danh dâm ô của lũ người này
  • Các khách bà: khoe mốt để bình phẩm chê bai nhau nói với nhau về một cái cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Có nghĩa là họ biến đám tang thành cuộc vui họp mặt.
  • Các giai thanh gái lịch Hà Thành đến đám tang để tìm nhau, cười tình nhau, chê bai nhau… bằng những vẻ mặt buồn rầu của người đi đưa đám ma
  • Sư cụ Tăng Phú sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe, vì sư cụ chắc rằng, trong số thiên hạ đứng xem ở các phố, thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo
  • Xuân Tóc Đỏ: Nhưng người hạnh phúc nhất có lẽ là Xuân dù anh ta có vẻ như không ý thức được điều đó. Cái chết của cụ tổ đem lại cho Xuân hai món hời gồm cả danh dự lẫn tiền bạc. Về danh dự, cái chết của cụ tổ đã khiến cho danh dự của Xuân to thêm. Về tiền bạc, ông Phán Mọc Sừng đã thanh toán nốt số tiền giết người ngay trong đám tang, mua chuộc Xuân bằng 5 đồng để hắn ta tố cáo chuyện vợ mình hoang dâm, nhằm được ông cố Hồng chia thêm vài ngàn đồng

Đọc tiếp: Hạnh phúc của một tang gia (phần 5)

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22