Hạnh phúc của một tang gia phần 5

Hạnh phúc của một tang gia phần 5

Bởi Học văn cô Hà Huyền 24/03/2024
  1. Nghệ thuật xây dựng hình tượng tập thể cảnh đám tang
  • Theo như sở nguyện của hai vợ chồng cụ cố Hồng thì đám ma cụ tổ phải là một đám ma mẫu mực, to tát chưa từng có và cái đại gia đình ấy đã làm được điều đó. Tuy nhiên, đây là một đám tang mẫu mực cho sự biến tướng quái gở trong lối sống của lớp người giàu có mới nổi chỉ còn biết nghe theo tiếng gọi của những thú vui phù phiếm, tầm thường, vô nghĩa lý với bất cứ sự kiện gì cũng có thể tạo thành một cuộc hội hè cho dù là một đám tang đi nữa.
  • Miêu tả cảnh đám tang : Điệp khúc “đám cử đi” đã biểu lộ cho ai cũng có thể thấy đám tang đích thực là một đám rước, càng đi càng đông, đưa đi đến đâu làm huyên náo đến đây. Nhạc điều thì có đủ kèn Ta, kèn Tàu, kèn Tây thay nhau mà rộn lên như thể đua nhau mà tạo tiếng ồn. phúng viếng lại càng đa tạp, trong cả ra đường hàng trăm câu đối, bức trướng, vòng hoa… Người đưa tiễn kẻ quá cố đông đúc, sang trọng nhưng chen lẫn giữa xe và người. Đã thế lại có đến một nửa là phụ nữ, phần lớn là tân thời. Chính vì thế mà càng ồn ào, huyên náo
  • Nhận xét của tác giả: “ ả thật là đám ma to tát”

=>  Nhận xét chung:  về ngoài đám tang được miêu tả rất to và sang trọng bởi nó thừa các nghi lễ vật chất nhưng lại thiếu một điều duy nhất và quan trọng nhất là sự tiếc thương dành cho người đã khuất qua đó đó tác giả Tố cáo sự cố nâng cao độ mất hết tình người của một xã hội đều giả.

  • Điệp Khúc: “đám cử đi” lặp lại hai lần thành một câu và một đoạn với nhiều nghĩa là đám tang đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng hay là một đám rước, một đám hội của những kẻ đang sống, lửng lơ, chơi vơi, chua chát. Điệp khúc ấy giống như một chi tiết quan trọng tô đậm thêm ý nghĩa sự nhố nhăng, vô lương tâm ấy vẫn cứ đang diễn ra không hề dừng lại và không biết bao giờ mới kết thúc. Đây là cuộc hành trình tới mồ của cả một xã hội tưởng giả thối nát mà Vũ Trọng Phụng gọi là “xã hội khốn nạn chó đểu”
  1. Bút pháp nghệ thuật
  • Cường điệu phóng đại đối lập:
  • Cường địa phóng đại để biếm họa về diện mạo của ông Văn Minh (vò đầu bứt tóc đăm đăm chiêu chiêu), trang phục là cô Tuyết (bộ trang phục ngây thơ)
  • Cường điệu biếm họa về hành vi Cậu Tú Tân bắt bẻ mọi người
  •  Đặc sản tâm lý kiểu tâm lý tư sản nửa mùa bằng cường điệu cảm xúc suy nghĩ chính là việc đánh đo giữa công và tội của Xuân Tóc Đỏ

-> Tất cả những cường điệu đó đã lột tả được những nét “quái dở” của những con người trong xã hội “quái thai”

  • Nghệ thuật đối lập giữa nội tâm và ngoại diện đã lột tẩy bản chất của đối tượng cụ Cố Hồng. Nhà văn đã lột tẩy soi thấu tim đen của cụ Cố Hồng để chỉ ra ra cho bạn đọc biết rằng đằng sau cái dáng điệu nhắm nghiền mắt lại kia mà ai đó tưởng rằng vì ông ta quá thương bố nhưng ngược lại ông ta lại mơ màng tưởng tượng ho khạc, khóc mếu để mọi người khen mình có hiếu. Còn Văn Minh đằng sau vẻ đăm đăm chiêu chiêu là toan tính cá nhân, đằng sau nỗi buồn của Tuyết là thiếu vắng bạn trai, đằng sau những vòng hoa, những ông khách sang trọng những bộ quần áo hợp thời kia là cả một xã hội cặn bã thối nát được phơi bày
  1. Giọng điệu và ngôn ngữ
  • Vũ Trọng Phụng đã pha trộn nhiều giọng điệu để tạo ra một giọng điệu mới đó là sự pha trộn giữa giọng điệu hài hước bông hoa trong câu văn nói về hai viên cảnh sát buồn như những nhà buôn sắp vỡ nợ lại được thuê giữ trật tự cho đám ma.
  • Kết hợp với giọng điệu châm biếm công kích thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng mỉm cười
  • Giọng điệu giễu nhại xen lẫn với trang nghiêm thật là đủ dai thanh gái lịch nên họ chim nhau. Ngược lại bằng những vẻ mặt buồn rầu của người đi đưa đám ma hay giọng điệu khách quan: “đám cử đi đi”
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22