Phân tích ý nghĩa nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”
A Đặt vấn đề (như đề 1)
B Giải quyết vấn đề
- Số Đỏ được xem là kiệt tác của vũ trụ cũng là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 xuất bản dưới dạng đăng nhiều kỳ trên Hà Nội báo bắt đầu từ số 40 năm 1936 được in thành sách lần đầu năm 1938
- Hạnh phúc của một tang gia là chương thứ 15 của tiểu thuyết Số Đỏ tên đầy đủ của chương: “Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh cùng nói vào - một đám ma gương mẫu”
- Đánh giá - phân tích: nhan đề chương truyện Hạnh phúc của một tang gia rất lạ, giật gân. Lạ và giật gân bởi sự kết hợp từ ngữ, bởi ý nghĩa nhấn mạnh mà nhà văn muốn thể hiện trong sự kết hợp ấy.
- Hạnh phúc chỉ niềm vui sự sung sướng ở mức độ tột đỉnh. Tang ra chỉ gia đình có người chết ở đó có duy nhất một điều là sự mất mát và đau buồn. Sự kết hợp của từ ngữ này đã tạo ra sự mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa vui và buồn giữa cái được và mất
- Ý nghĩa: một mặt nó thu hút sự tò mò chú ý của người đọc. Mặt khác nó phản ánh rất đúng sự mỉa mai hài hước đó là: lũ con cháu của cái đại gia đình này thực sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố chết. Nhưng đây cũng chính là tình huống trào phúng chính yếu của cả chương truyện. Tang gia và hạnh phúc hai khái niệm hai trạng thái cảm xúc trái ngược nhau nhưng cùng tồn tại trong một bối cảnh. Có người chết mà lại vui vẻ, sung sướng. Đó chính là một niềm hạnh phúc của một gia đình vô phúc là niềm vui của lũ con cháu bất hiếu, bất nhân bất nghĩa. Thông qua đó Nhà văn phần nào giúp người đọc hình dung được thái độ của con người và bản chất lố lăng phi đạo đức của xã hội đương thời
C Kết thúc vấn đề
- Chính vì vậy mà nhan đề hạnh phúc của một tang gia được coi là màn hài kịch xuất sắc nhất - Số Đỏ có lẽ cũng bởi chính nhan đề của tác phẩm
Đọc tiếp: Hạnh phúc của một tang gia (phần 3)