Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

Bởi Học văn cô Hà Huyền 24/03/2024

Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam cao từ đó nêu lên tư tưởng nhân đạo mới mẻ sâu sắc trong tác phẩm

A Đặt vấn đề

B Giải quyết vấn đề

I Khái quát

1 Xuất xứ

  • Hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa, nhan đề Chí Phèo

2 Những quan điểm đúng đắn của Nam cao về người nghệ sĩ và Văn Chương

  • Nam Cao từng quan niệm sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì đều là bất lương. Sự cẩu thả trong văn chương còn đê tiện, văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một kiểu mẫu mà cần những… sáng tạo…ai có” Với quan điểm như vậy thì văn chương phải sáng tạo và người nghệ sĩ cần phải có nhân cách trong sáng mới tạo cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo riêng biệt và một trong những nét phong cách tiêu biểu của Nam Cao là đi sâu vào việc phân tích mổ xẻ tâm lí nhân vật. Say mê khám phá tâm lý con người với mọi biến thái song song phức tạp tạo nên chất hiện đại trong văn Nam Cao

3 Trước khi tác phẩm Chí Phèo ra đời thì đã rất nhiều các tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống của người nông dân: Tắt Đèn (Ngô Tất Tố), Bước Đường Cùng (Nguyễn Công Hoan). Nam Cao tiếp tục khám phá viết về người nông dân tức là ông tự đặt mình vào một thử thách lớn nếu không có sự sáng tạo thì chắc hẳn tác phẩm không chiếm lĩnh được sự ngưỡng mộ của người đọc. Nhưng Nam Cao thực sự thể hiện được bản lĩnh sáng tạo của mình điều này có lẽ sẽ thành công nhất trong tác phẩm Chí Phèo. Nam Cao đã đi vào hiện thực tâm lý của nhân vật không chỉ tái hiện lại nỗi khổ vật chất cơm áo như Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan mà còn khám phá ra niềm đau quằn quại vật vã của người nông dân khi họ bị tước đoạt đi quyền làm người. Nhân vật Chí Phèo là linh hồn của truyện ngắn cùng tên đã hội tụ được mọi đặc sắc độc đáo tạo nên thành công cho tác phẩm

4 Khái niệm

  • Bi kịch là khái niệm được sử dụng trong thể loại kịch nhằm chị những xung đột gay gắt không thể hóa giải được giữa con người với xã hội. Giữa ước mơ với hiện thực một con người rơi vào bi kịch là khi họ ý thức được sâu sắc tình cảnh xung đột ấy của bản thân mình mà không có cách nào thoát nổi khiến họ rơi vào cảnh đường cùng tuyệt vọng hoặc phải chết một cách thê thảm. Vậy Chí Phèo trong tác phẩm rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

II Phân tích

a Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

b Chí Phèo đã bị tước đoạt quyền làm người từ khi còn là một con người lương thiện. Cuối cùng bị đẩy vào con đường tha hóa lưu manh hóa trở thành con quỷ dữ bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Ngay từ khi mới sinh ra là một con người nhưng Chí Phèo đã bị tước đoạt quyền làm người. Dẫn chứng: nhặt được Chí Phèo trong lò gạch cũ… váy đụp, khoảnh khắc Chí Phèo được làm người cũng chính là khoảnh khắc Chí bị từ chối quyền làm người: không cha, không mẹ, không họ hàng thân quen, không nhà, không cửa, không tấc đất. Cuộc đời của Chí ngay từ lúc mới sinh ra đã là một con số 0 tròn trĩnh. Những người dân nghèo khổ trong làng đã chìa tay nâng đỡ Chí từ anh thả ống lươn cho đến bà góa mù, Vợ chồng bác phó cối. Nhưng có lẽ tất cả vẫn là sự quăng quật

  • Khi Chí Phèo lớn lên ngay cả kiếp sống của những con người nghèo khổ thì cũng không có được. So với chị Dậu trong “tắt đèn” thì Chí Phèo còn khốn khổ hơn nhiều, Chí Phèo cùng hơn cả dân cùng. Tuy Thế Chí Phèo vẫn giữ được bản chất lương thiện hắn vẫn lành như đất
  • Cuộc đời đi ở đợ đã đưa Chí Phèo đến nhà Bá Kiến tại đây Chí bị biến thành công cụ làm giàu cho ông chủ. Nhưng khi rơi vào thân phận tôi đòi con ở thì Chí vẫn là người lương thiện. Anh cảm thấy nhục nhã khi bị bà ba gọi lên bóp chân đấm lưng. Tức là… trẻ. Đó là dấu hiệu của lòng tự trọng trong con người lương thiện của Chí Phèo. Bởi anh từng ôm ấp ước mơ bình dị về một mái ấm gia đình nhưng ước mơ ấy có lẽ không bao giờ Chí Phèo thực hiện được bởi đang sống yên ổn bỗng nhiên Chí Phèo bị đẩy vào tù vì tính ghen tuông bệnh hoạn và hơn thế nữa trong âm mưu xảo quyệt của Bá Kiến: “dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò”
  • Xã hội thông qua nhà tù đã tước đoạt nhân hình, nhân tính của một con người. Xã hội ấy đã nhuộm đen nhân cách là anh và băm vằm gương mặt của Chí Phèo
  • Nhân hình: với cảm quan hiện thực sâu sắc Nam Cao đã dựng lên bức chân dung của một kẻ tha hóa đó là: trông đặc như thằng săng đá, cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, hai con mắt gườm gườm, mặt đen mà rất câng câng, quần nái đen, áo Tây vàng… trông gớm chết

=> Với ngôn ngữ giàu chất tạo hình Nam Cao đã diễn tả chân dung của một kẻ không còn là hình dung của một con người nữa. Chí đã đem gương mặt diện mạo của một loài thú lạ về nhân tính. Chí Phèo sống bằng việc cướp giật đặc biệt gây tội ác, Chí phải làm đổ máu của người khác hoặc chính mình để tồn tại. Chính vì vậy Chí Phèo đã trở thành quỷ dữ tác oai tác quái cho dân làng đặc biệt Chí Phèo đã vô tình bị Bá Kiến biến thành công cụ tay sai làm việc ác cho hắn

  • Sau khi trở thành quỷ dữ thì Chí Phèo bị loại ra khỏi xã hội loài người. Trong truyện có những chi tiết mới đọc tưởng rằng rất bình thường Nhưng càng đọc ta càng cảm thấy xót xa cho thân phận của Chí Phèo nổi bật là Chí Phèo chửi với tiếng chửi rất lạ hắn vừa đi vừa chửi, rượu xong là hắn chửi chửi trời, chửi đời, làng, những đứa không chửi nhau và chết mẹ đứa nào đẻ ra Hắn. Chửi từ những đối tượng vu vơ nhưng tính chất của tiếng chửi ngày càng phi lý xúc phạm người nghe. Cảm thấy ngày càng nặng nề, giọng chửi ngày càng phẫn uất. Dưới con mắt của người bình thường thì tiếng chửi ấy cho thấy người chửi là kẻ tha hóa lưu manh nhưng với Nam Cao ông không chỉ thể hiện bản chất lưu manh của nhân vật mà còn hiểu được nỗi đau quằn quại của Chí khi bị cự tuyệt quyền làm người. Bởi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp giữa con người với con người trong cộng đồng. Chí Phèo là kẻ lưu manh nên khó có thể giao tiếp với dân làng bằng ngôn ngữ bình thường mà hắn phải dùng đến tiếng chửi bằng một cách giao tiếp tiêu cực nhất. Nếu với người đáp lại tức là đã giao tiếp đã đối thoại với Chí Phèo, đồng nghĩa với việc thừa nhận chí là một con người nhưng tất cả đều im lặng. Sự im lặng này khiến Chí Phèo hiểu rằng không còn ai ở làng Vũ Đại cói Chí là một con người nữa. Mọi người loại Chí ra khỏi cộng đồng xã hội loài người. Cuối cùng đáp lại lời Chí Phèo chửi là tiếng chó sủa mấy con chó trong làng.
  • So sánh cùng tác phẩm: có Năm Thọ, Binh Chức nhưng những con người này cũng là con người bần cùng bị đẩy vào con đường tha hóa lưu manh. Nhưng so với Chí Phèo họ còn sung sướng hơn gấp nhiều lần. Năm Thọ dù là lưu manh nhưng vẫn được coi là con người nhưng riêng Chí Phèo thì cả làng không ai coi Chí là con người dẫn đến bi kịch đau thương hơn nhiều lần
  • Các tác phẩm: so với chị Dậu trong Tắt Đèn - Ngô Tất Tố Thì bi kịch của Chí cũng đau thương hơn nhiều lần, chị Dậu bán con, bán chó nhưng vẫn được sống trong một gia đình có chồng có con một mái ấm gia đình. Với Chí Phèo Chí biến đổi hình hài, linh hồn và trở thành con quỷ dữ

Đọc tiếp: Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam cao từ đó nêu lên tư tưởng nhân đạo mới mẻ sâu sắc trong tác phẩm (tiếp)

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22