Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 4

Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 4

Bởi Học văn cô Hà Huyền 05/11/2024

Thiết kế ý tưởng xây dựng kế hoạch bài dạy để làm rõ đặc trưng về nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng “Cuộc chạm trán dưới đại dương”

Khi xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức các hoạt động, ta có thể thấy rõ cần thiết kế theo đặc trưng của thi pháp học, chủ yếu hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua hình thức nghệ thuật xây dựng nhân vật: tên, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ… Từ đó, học sinh rút ra được quan niệm của nhà văn về con người trong truyện khoa học viễn tưởng. Học sinh rút ra điểm giống nhau của các truyện khoa học viễn tưởng, giữa văn bản này với văn bản khác: “Cuộc chạm trán trên đại dương” với “Đường vào trung tâm vũ trụ” của Hà Thủy Nguyên. Theo đó, ta có thể thiết kế các hoạt động ở phần khám phá văn bản với mục tiêu:

 Nhận diện đặc sắc về tạo hình nhân vật, đặc điểm nhân vật truyện khoa học viễn tưởng.

Nhận xét những nét độc đáo: cách lựa chọn ngôi kể thứ nhất - người kể là nhà khoa học A-rôn-nác; lối tư duy, cách sử dụng ngôn ngữ khoa học,... của văn bản.

  1.  

Nhân vật “con cá thiết kình- bí ẩn của đại dương”

 Giáo viên thiết kế phiếu học tập tìm hiểu nhân vật và cho học sinh làm việc nhóm: không gian, tên, ngoại hình, hành động và rút ra nhận xét đặc biệt đó là đoạn đối đầu với tàu Lin - côn

 Giáo viên đặt câu hỏi: “Em có cảm nhận gì về nhân vật “con cá thiết kình” này và thể hiện ước mơ gì của con người?

  1.  

Nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn nác – người kể chuyện.

       Giáo viên tổ chức hoạt động “ Ghé thăm nhà khoa học Pi – e A – rôn – nác”. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và hoàn thành phiếu học tập với nội dung: Liệt kê các hành động của giáo sư A – rôn – nác trong việc đánh giá về “ con cá thiết kình” và rút ra nhận xét: thực nghiệm, thu thập và thông tin, đưa ra kết luận.

   Giáo viên đưa ra 2 câu hỏi cho học sinh làm việc cá nhân để thấy rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng:

     Câu hỏi số 1: Trong quá trình nhà khoa học A – rôn – nác tư duy để khẳng định “con cá thiết kình- chiếc tàu ngầm”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì để tái hiện nhân vật?

   Câu hỏi số 2: Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện theo ngôi thứ nhất?

Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại những đặc điểm tiêu biểu về nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng và liên hệ, mở rộng với các thể loại khác đã học trong chương trình.

KẾT LUẬN

Có thể nói, quan niệm về nghệ thuật con người của nhà văn được thể hiện rõ trong toàn bộ tác phẩm. Quan niệm đó được thể hiện rõ nhất qua cách miêu tả nhân vật chủ yếu là các yếu tố lặp đi, lặp lại: hành động, ngôn ngữ, …Vận dụng thi pháp học để dạy học theo định hướng phát triển năng lực là rất cần thiết trong đổi mới dạy và học theo CTGPT 2018. Theo đó, giáo viên cần bám sát vào hình thức nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian nghệ thuật, thời  gian nghệ thuật, cốt truyện…để làm rõ đặc trưng của thể loại văn học.

Truyện khoa học viễn tưởng là thể loại mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới và đem lại nhiều điều thú vị cho cả người dạy và người học. Truyện khoa học viễn tưởng là ước mơ đầy cao cả và vĩ đại của con người về một tương lai tốt đẹp hơn. Điều quan trọng, nó đã kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh đồng thời giúp các em có những liên tưởng về thế giới, về những điều xung quanh trong cuộc sống. Từ đó, đòi hòi người dạy phải đào sâu, nghiên cứu tìm ra những phương pháp mới thích hợp đăc biệt vận dụng thi pháp học để tăng sự hiệu quả trong hoạt động dạy và học.

Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 1

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22