Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 3

Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 3

Bởi Học văn cô Hà Huyền 05/11/2024

Nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn – nac – người kể chuyện về chiếc tàu ngầm.

 Nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn – nac là kiểu nhân vật điển hình trong truyện khoa học viễn tưởng. Nếu như nhân vật “con cá thiết kình” là giả định về ước mơ cho tương lai thì nhân vật giáo sư chính là đại diện cho tư duy, trí tưởng tượng phong phú của con người về các quan niệm khoa học. Nhân vật này cũng mang sức mạnh thể chất phi thường và thể hiện rõ qua tên gọi, cách miêu tả hành động, cách miêu tả ngôn ngữ.

Cách đặt tên gọi: Nhà văn đặt tên là giáo sư – người nghiên cứu khoa học, người đưa ra giả thuyết, phán đoán và cũng chính là người đưa ra kết luận. Cách gọi như vậy thể hiên rõ quan niệm của nhà văn để chứng minh kiểu nhật vật này sẽ có trí thông minh kiệt xuất để tạo và tìm ra phát minh. Trong truyện, giáo sư Pi – e A – rôn – nac vừa là người kể chuyện và duy nhất đưa ra những giả thuyết về “ con cá thiết kình”: “ Con cá nằm yên. Có lẽ vì thấm mệt nên giờ đây nó ngủ”, “ quái vật”  , “ không còn nghi ngờ gì nữa, cái mà người ta gọi là động vật….một hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra” và kết luận “con cá thiết kình” là chiếc tàu ngầm bí hiểm.

Cách miêu tả hành động, nhà văn đã miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ đối thoại, miêu tả tâm lí nhân vật. Cách miêu tả nhân vật diễn ra theo 3 chiều hướng chính: thực nghiệm, thu thập và xử lí thông tin, đưa ra giả thuyết và kết luận: trèo lên lưng cá, gõ lên lưng cá; phán đoán thân rắn như đá, không mềm như cá voi; lưng đen bóng nhẵn thín, phẳng lì; đưa ra giả thuyết nếu là tàu phải có máy móc, có thợ; kết luận là bàn tay do con người tạo ra con cá – tàu ngầm.  Các giả thuyết cũng được miêu tả lặp đi, lặp lại trong truyện theo cấu trúc giả định “Nếu…thì” và có sự đan xen, lồng ghép với nhau thể hiện một nhà khoa học uyên bác và có tư duy lô- gic. Ngoài ra, tác giả Giuyn Véc-nơ đã thật tài tình khi lựa chọn ngôi kể thứ nhất, người kể là nhà khoa học A-rô-nác chứ không phải Nét Len hay Công-xây bởi nếu vậy, tác phẩm sẽ mất đi tính khoa học, không theo trình tự logic bởi họ đều không có đủ tri thức khoa học như giáo sư.

  Từ việc xây dựng nhân vật “con cá thiết kình” và giáo sư A – rô - nác, nhà văn muốn thể hiện ý tưởng khoa học đó là một chiếc tàu ngầm trong tương lai. Ý tưởng khoa học đó cũng bắt đầu từ hiện thực. Nó xuất phát từ mơ ước của con người trong việc khám phá và chinh phục thiên nhiên. Và hiện nay trên thế giới cũng ra đời rất nhiều tàu ngầm hiện đại. Hay nói cách khác nhà văn xây dựng kiểu nhân vật mang tính giả định nhưng lại có tính thiết thực trong tương lai.

  Như vậy, thông qua các yếu tố phân tích nhân vật trong văn bản “ Cuộc chạm trán dưới đại dương” có thể thấy quan niệm về con người của nhà văn. Nhân vật cũng được xây dựng qua tên, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ giống như các thể loại văn học khác như : kịch, truyện ngắn, sử thi nhưng mang nét khác biệt. Đó không phải nhân vật tâm lí trong truyện ngắn, nhân vật chức năng trong thần thoại; nhân vật anh hùng sử thi hay nhân vật tư tưởng trong cổ tích. Nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng mang đặc điểm trí tuệ, khát vọng của con người dựa trên các nghiên cứu khoa học có thể trở thành sự thật trong tương lai.

Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 4

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22