Phân tích đặc trưng của thi pháp nhân vật trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” của Giuyn Véc – nơ.
Giuyn Véc – nơ là nhà văn người Pháp được xem là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng. Ông được biết đến nhiều tác phẩm đề cập tới cuộc phiêu lưu kì thú của con người: tàu ngầm, máy bay,….Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” được trích từ “Hai vạn dặm dưới đáy biển” ( 1968) nói về ước mơ chinh phục đại dương của con người. Trong văn bản này, ta có thể thấy rõ các nhân vật mang đặc trưng của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
Nhân vật giả tưởng con cá thiết kình – bí ẩn của đại dương
Nhân vật con cá thiết kình chính là nhân vật đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng. Nó là giả thuyết, dự báo về quan niệm khoa học. Hay nói các khác đó là hình ảnh ước mơ, khát vọng của con người về chiếc tàu ngầm có thể xuyên dưới đại dương. Nhân vật này được xây dựng có sức mạnh phi thường khiến mọi người lầm tưởng đó là “con cá thiết kình”. Điều này, kích thích sự tò mò của người đọc hay việc hiểu lầm đó chính là cuộc chinh phục tìm bí ẩn ở đại dương. Nhà văn miêu tả “con cá thiết kình” chủ yếu qua ngoại hình và hành động , đặc biệt trong cuộc đối đầu với tàu Lin – con.
Về tên gọi: đặc biệt, kì lạ và mang tính tư duy khoa học của truyện khoa học viễn tưởng “con cá thiết kình”. Từ “thiết” đã định hình sẵn đặc điểm của đối tượng: bề ngoài thô, dày và đen xỉn, giống như màu sắt. “Con cá thiết kình” lặn xuống mang theo bao khát vọng của con người muốn khám phá đại dương. “Con cá” này được hiện lên trong sự tưởng tượng và tư duy của nhà khoa học A-rô-nác.
Cách miêu tả ngoại hình, “con cá thiết kình” được miêu tả rất khác các loại động vật bình thường: màu đen, dài không quá 80 mét, tốc độ 18,5 hải lí/giờ; chiều ngang hơi khó xác định, tốc độ nhanh khiến tàu không đuổi kịp.
Cách miêu tả hành động, “con cá thiết kình”: đuôi quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt, khi thở lỗ mũi vột lên cột nước cao 4 mét. Trong cuộc đối đầu với tàu Lin – Con, con cá không cảm thấy và “chẳng tỏ vẻ gì mệt mỏi”, hất văng các thành viên trên con tàu xuống biển. Như vậy, nhân vật “con cá thiết kình” được miêu tả có sức mạnh thể chất phi thường, có cấu tạo kì lạ và khiến con người gặp thất bại. Đây là đặc trưng rất rõ của truyện khoa học viễn tưởng.
Trong văn bản các yếu tố kì lạ được lặp đi, lặp lại chủ yếu là hành động miêu tả qua các nghệ thuật nhân hóa, so sánh, số liệu và trong cuộc chạm trán với tàu Lin- con để làm rõ hình ảnh về con cá “khác lạ”. Từ đây, có thể rõ ước mơ chinh phục thiên nhiên, khám phá những điều bí ẩn đại dương của con người: chiếc tàu ngầm trong tương lai, là “hiện tượng kì diệu” con người tạo ra.
Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 3