Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Con khướu sổ lồng phần 2

Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Con khướu sổ lồng phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 04/11/2024

Nội dung

Kết cấu cốt truyện

Con khướu sổ lồng” được viết theo cốt truyện đơn tuyến. Câu chuyện kể về gia đình nhân vật “tôi” có nuôi một con khướu hót rất hay. Trong lần sơ ý, con chim đã sổ lồng khiến cả nhà ai cũng lo lắng. Buổi chiều hôm sau, con chim đã quay lại với chiếc lồng. Thế nhưng, lần thứ hai, nó không trở về nữa. Qua câu chuyện về con chim khướu, tác giả muốn ngầm nhấn mạnh một quy luật của tự nhiên: tạo hóa cho loài chim với đôi cánh là để bay. Vậy nên, nơi ở của nó phải là bầu trời chứ không phải cái lồng. Từ đó, nhắc nhở mọi người bài học về tình yêu, lối sống hòa hợp với tự nhiên. Tác giả xây dựng cốt truyện nhẹ nhàng nhưng vẫn thành công trong việc mang đến giá trị tốt đẹp cho độc giả.

Đầu tiên, tác giả giới thiệu hình ảnh chú khướu của gia đình “tôi” với không gian sống “nuôi trong cái lồng tuyệt đẹp, mái lồng như mái đình, quan h lồng được chạm trổ hình hoa văn”. Nơi ở của khướu sung sướng tới mức có thể khiến cho những con chim khác phải ghen tị. Chiếc lồng là nơi khướu không phải lo mưa, nắng và còn có cả thức ăn, nước uống đủ đầy. Đọc đến đây, chúng ta đều nghĩ rằng đó là môi trường sống thật đầy đủ, hoàn mĩ. Con khướu thật may mắn khi được bao bọc trong sự an toàn, hưởng thụ cuộc sống yên bình đến thế. Vậy chắc hẳn, nó phải thấy hạnh phúc và mãn nguyện? Không chỉ miêu tả nơi ở, tác giả còn miêu tả ngoại hình của khướu. Hình ảnh con khướu được giới thiệu trong câu chuyện không phải quá đẹp đẽ “lông một màu đen, trên đầu có một cái chóp trắng”. Nhưng điểm đặc biệt thu hút người khác đó chính là tiếng hót vừa vui, vừa xao xuyến lòng người của nó. Những buổi chiều mỏi mệt, nhân vật “tôi” chỉ cần lắng tai nghe âm thanh đó là bỗng thấy lòng thanh thản hơn.

Khướu được sinh ra từ tự nhiên, là loài chim với đôi cánh để bay. Cho nên trong nó luôn khát khao sự tự do. Vậy nên, khi thằng con lớn của nhân vật “tôi” sơ ý mở cửa ra, khướu đã bay vút đi “dang cánh bay thẳng lên bầu trời như một mũi tên”. Cách nó bay lên thể hiện sự dứt khoát, khao khát tự do đượ c trở lại thế giới của mình. Trước sự việc con khướu sổ lồng, cả gia đình nhân vật “tôi” ai cũng thấy trăn trở, thiếu vắng. Đặc biệt là thằng con út cứ thao thức rồi hỏi ba “Ba ơi! Trời mưa lại có gió nữa, con khướu bay đi, nó có sao không ba?”. Có lẽ, cả nhà nhân vật “tôi” có tâm trạng như vậy bởi họ coi con khướu là một thành viên không thể thiếu. Và giây phút con khướu quay trở về cả nhà ai cũng reo lên, vui mừng. Lí do mà nó trở về với cái lồng có thể như cách nghĩ của nhân vật “tôi”. Cái lồng đã giam hãm đôi cánh quá lâu khiến cho nó cảm thấy cô đơn, nhỏ bé trước cái bao la, rộng lớn của trời đất.

Qua lần sổ lồng đầu tiên, ta tưởng chừng chú khướu sẽ không bao giờ bay đi nữa. Thế nhưng, chú khướu vẫn có lần sổ lồng thứ hai. Khác với lần thứ nhất, lần này mọi người không còn lo lắng như trước nữa và đoán rằng lần này nó sẽ lại bay về. Thằng con trai lớn của nhân vật “tôi” lại treo cái lồng ra ngoài trời chờ đợi. Chỉ có riên g thằng út là háo hức tìm chỗ rình xem. Lần thứ hai, chú khướu trở về vẫn vang lên một tiếng hót quen thuộc. Nhưng khoảnh khắc chú đang lao xuống thì nghe thấy tiếng hót của con chim lạ và quyết định của chú khướu đã thay đổi, nó “ưỡn ngực, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh của bầu trời” vừa bay vừa hót. Có lẽ, tiếng hót của đồng loại đã tiếp thêm cho nó dũng khí để trở lại với thế giới tự do, bản lĩnh để sải cánh bay khỏi chiếc lồng chật hẹp.

Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Con khướu sổ lồng phần 3

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22