Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 3

Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 3

Bởi Học văn cô Hà Huyền 09/11/2024

Chủ thể ngôn từ thân quen:

Đất mẹ Tràng An là một tác phẩm thơ trữ tình nên chủ thể sẽ bộc lộ suy tư, tình cảm của mình. Tác giả gửi gắm tình yêu của mình qua lời nói của chủ thể trữ tình. Tình yêu đôi lứa song hành với tình yêu quê hương luôn thường trực trong trái tim nhân vật “anh”. Ngôn từ dung dị, gần gũi với giao tiếp hằng ngày của người dân. Tony Bùi kết hợp cả từ thuần Việt và từ Hán Việt trong phát ngôn. Nhìn chung, các từ ngữ Hán Việt đều là từ quen thuộc, phổ biến trong nhân dân, như “lương duyên”, “hoa”. Cả hai từ này đều dùng để chỉ cái đẹp. Nhìn trong tổng thể văn bản, từ ngữ đều nhẹ nhàng, hướng đến điều tích cực. Các sự vật hiện lên đều đẹp theo một cách riêng và khi kết hợp lại với nhau thì nõ như viên ngọc xâu lại thành chuỗi ngọc đẹp, mỗi viên ngọc là một vẻ đẹp con người, thiên nhiên.

Tác giả Tony Bùi sử dụng ngôi kể thứ nhất để tăng tính cá nhân trong văn bản giúp văn bản hiện lên như lời hát giao duyên. Nhân vật trữ tình xưng “anh” đối thoại với “em”, kể về kỉ niệm tình yêu gắn với địa danh thực “Qua Tràng An còn vương hình bóng cũ/ Kỉ niệm xưa khắc trên cây cổ thụ”, “cánh cò chở kí ức sang sông”, “Về Hoa Lư rực rỡ cánh phượng rơi” và sự hi vọng tình yêu cập bến hạnh phúc “Lương duyên nợ trầu cau nên chồng vợ”. Trong câu hát đó, nhân vật trữ tình gắn chuyện tình với những sự vật gắn với kỉ niệm, sự việc giản dị, mang màu sắc cổ điển, rất phù hợp với hoàn cảnh xa quê, nhớ về quê nhà và người thân yêu nơi đó. 

Kiểu chủ đề, nội dung đời sống gần gũi và tổ chức kết cấu phù hợp:

Trong tác phẩm, vẻ đẹp nên thơ, hữu tình của non nước Ninh Bình. Nhan đề văn bản là Đất mẹ Tràng An nhưng mở rộng hơn là “đất mẹ Ninh Bình” bởi vẻ đẹp thiên nhiên được nhắc đến không chỉ ở “Tràng An – Hạ Long trên cạn” mà còn các địa danh khác cũng nổi tiếng không kém là cố đô Hoa Lư với hàng phượng nghìn năm tuổi, sông Bôi nối sông Hoàng Long (Nho Quan) chảy ra sông Đáy và sông Ngô Đồng (Tam Cốc) với cánh cò bay trên dải lúa chín vàng từng vào các tác phẩm nhiếp ảnh thế giới nhiều lần. Vẻ đẹp thiên nhiên Ninh Bình yên bình, thoáng đãng, hùng vĩ với trùng điệp núi sông. Tác giả đã chọn không gian và thời gian cho nhân vật trữ tình để “anh” bộc bạch tình yêu da diết với “em” và tình yêu mến quê hương tươi đẹp của mình. Có lẽ, nhà thơ đã lấy cảm hứng thủ pháp nghệ thuật trung đại quen thuộc “tả cảnh ngụ tình” để đặt nhân vật trữ tình bộc bạch tình cảm trong không gian thiên nhiên hùng vĩ, ngầm so sánh và khẳng định sự lớn lao của quê hương trong trái tim mỗi người. Kết cấu văn bản theo chiều suy tưởng từ quá khứ - hiện tại – tương lai, thuận theo diễn biến tâm lí nhân vật. Nhân vật trữ tình nhớ những kỉ niệm nơi quê nhà, nhớ về truyền thống của dân tộc trong văn hóa cưới hỏi, thưởng ngoạn sông núi,… để gợi nhớ về quê hương, sau đó là bộc lộ khát vọng về tình yêu đôi lứa, trân trọng, tự hào về Ninh Bình của mình. Quê hương luôn là nơi con người hướng về và với đồng bào Việt Kiều như Tony Bùi thì quê hương thiêng liêng theo một cách đặc biệt.

Đọc tiếp:  Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 4

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22