Chức năng xã hội, phương thức tiếp nhận và quy ước thể loại còn góp phần tạo nên giá trị tinh thần từ tác phẩm:
Tony Bùi chọn thơ làm cách thức biểu lộ tình cảm của mình để bộc lộ tình yêu đôi lứa đẹp trọn vẹn, tình yêu quê hương và sau đó là niềm tự hào về mảnh đất cố đô một cách trang nhã. Anh còn đưa vào thơ bài học về hai giá trị tinh thần không thể thiếu của mỗi người là tình yêu đôi lứa thủy chung và tình yêu quê chung thủy: luôn sống hướng về cội nguồn, trân trọng những người thân yêu và những giá trị tốt đẹp mà cội nguồn đem lại. Kể cả khi đọc hay nghe “Đất mẹ Tràng An” thì người tiếp nhận tác phẩm đều nhận ra nhịp văn bản vừa là thơ, vừa là hát. Nghĩa là, muốn cảm nhận tác phẩm, người đọc đồng thời trải nghiệm, cảm nhận qua thính giác, thị giác và còn bằng kiến thức văn học cá nhân để nhận ra sự tiếp nhận một số yếu tố thơ truyền thống để tạo thành thơ tự do hiện đại. Như vậy, “Đất mẹ Tràng An” là sự kết hợp sáng tạo giữa tính chất thơ tự sự trữ tình, thơ sơn thủy và cảm hứng câu hát giao duyên Đồng bằng Bắc Bộ. Khi đọc tác phẩm, độc giả sẽ thấy ba yếu tố truyền thống đó được kết tinh trong những vần thơ tự do ấy của Tony Bùi. Thể thơ tự do còn thể hiện tốt vai trò khi không giới hạn số tiếng trong câu giống như việc khẳng định tình cảm không giới hạn, tác phẩm trải dài như bản hòa ca giữa con người và thiên nhiên.
KẾT LUẬN:
Tác phẩm thơ trữ tình “Đất mẹ Tràng An” mang khuynh hướng thơ hiện đại, nội dung gần gũi, chân thực về giá trị tinh thần truyền thống: tình yêu con người, thiên nhiên của quê hương, niềm tự hào với những giá trị bền vững của dân tộc. Sự sáng tạo trong tác phẩm này chủ yếu nằm ở cách bắt vần, chia nhịp giống thể thất ngôn tứ tuyệt truyền thống rồi sau đó được tác giả cách tân trong thể tự do hiện đại. Hình ảnh thơ mang tính biểu đạt cao, chủ yếu hướng về tình cảm sâu nặng với quê hương, hiện lên trong kí ức nhân vật trữ tình. Cấu trúc ngôn từ của văn bản là nội dung hiện rõ nhất sự đổi mới từ việc tiếp thu giá trị truyền thống của Tony Bùi. Tác giả dùng từ ngữ quen thuộc, tăng giá trị hoài cổ cho nội dung tác phẩm. Với chủ đề quê hương gần gũi, nhà thơ ca ngợi nét đẹp con người và thiên nhiên, thể hiện khát vọng tương lai vững bền, sáng ngời cùng niềm tự hào về quê hương nói riêng và Tổ quốc nói chung. Có thể nói, “Đất mẹ Tràng An” thể hiện rõ sự tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo dựa trên cơ sở “Thi pháp học” cơ bản.
Đọc tiếp: Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 1