Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 2

Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 09/11/2024

Cấu trúc thể loại tác phẩm:

Cấu trúc ngôn từ của thể loại là yếu tố đầu tiên tạo nên văn bản:

Đất mẹ Tràng An là một văn bản đan xen giữa chất truyền thống và hiện đại trong cấu trúc ngôn từ.

Tác giả vẫn tạo nhịp, tạo vần cho thơ như thể thất ngôn tứ tuyệt ở văn học trung đại. Xét trên những câu thơ có bảy tiếng, nhịp thơ vẫn được Tony Bùi giữ là 3/4, tạo nên sự nhẹ nhàng, có chút lưu luyến. Còn ở hai câu đầu khổ thứ nhất và thứ hai, nhịp thơ chính bằng số lượng từ trong mỗi câu. Đây là sự mới lạ trong cách xác định nhịp thơ của văn bản. Bên cạnh đó, nhà thơ còn bắt vần cho những câu thơ ở vị trí dòng thứ hai và thứ ba mỗi khổ (trừ khổ một và hai sẽ là dòng thứ ba và thứ tư), đồng thời, sự xuất hiện từ cuối trong câu trên sẽ bắt vần từ thứ tư hoặc thứ năm ở câu dưới. Cụ thể:

Khổ một: vần “u”:

“Qua Tràng An còn vương hình bóng cũ

Kỉ niệm xưa khắc trên cây cổ th

Một mối tình ấp đã từ lâu.”

Khổ hai: vần “âu”, “ơ”:

“đẹp mãi mối tình đầu

Lương duyên nợ trầu cau nên chồng v

Anh tìm về trong nỗi niềm bỡ ng

Theo cánh cò ch kí ức sang sông.”

Khổ ba: vần “ơ”:

“Thấm vào anh trong lòng bao thương nh

Đất mẹ hiền lung linh ngàn hoa n

Về Hoa Lư rực r cánh phượng rơi.”

Khổ thứ tư: vần “ơi”, vần “o”:

“Nghe đâu đây thoảng trong tiếng ru hời

Đàn con trẻ vui chơi diều no gió

Tím hoàng hôn bóng trải dài trước ngõ

Có em hiền đứng đó đợi chờ anh.”

Sự bắt vần và phân cách nhịp thơ tạo nên sự du dương như một bản nhạc đồng quê, nhẹ nhàng, trầm bổng. Đọc những câu thơ, ta cảm giác có sự lâng lâng, thiết tha của tâm hồn tràn ngập tình yêu quê hương, sống trong niềm tin vào mối tình đẹp nơi quê nhà. Sự tiếp thu nét truyền thống để cách tân sang thể tự do hiện đại đã góp phần làm sâu sắc hơn tình thương, nỗi nhớ nhân vật trữ tình. Mỗi lần nhân vật trữ tình nhắc đến người thương ở quê nhà là một lần “em” gắn với nét đẹp truyền thống quê hương:   

Cũng giống như các tác phẩm thơ trữ tình khác, Đất mẹ Tràng An cũng có hai sự kiện trong mỗi phát ngôn. Sự kiện được nói đến ở đây là vẻ đẹp tình yêu đôi lứa gắn với nét đẹp thiên nhiên mảnh đất Tràng An ngàn năm văn hóa còn sự kiện nói đến là tình yêu đôi lứa đã hài hòa vào tình yêu quê hương, mỗi cảnh vật đều là chứng tích của tình yêu “anh” – “em” thủy chung, làm cho tình yêu cố hương càng thêm đẹp hơn, sâu sắc hơn. Ý nghĩa thông điệp ẩn dưới ngôn từ cũng từ đó mà một phần hiện lên: Tình mình tô thắm tình quê, trái tim của đôi tình nhân yêu nhau tha thiết và yêu cả người tình thiên nhiên Tràng An.

Đọc tiếp: Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 3

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22