Sự thể hiện của tác giả thành hình tượng
Sự thể hiện của tác giả Nguyễn Hải Yến được thể hiện rõ nhất qua những truyện ngắn với lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”. Hình tượng tác giả muốn hướng đến có thể là hình tượng người âm như trong truyện ngắn “Cây mẫu đơn hoa trắng”, “Dành dành cánh kép”, “Quán thuỷ thần”. Người âm trong truyện ngắn của Nguyễn Hải Yến không phải để doạ người như các thể loại kinh dị mà là sự liên kết giữa âm – dương, giữa ảo – thực để thấy được số phận con người: dù người dương hay người âm, học vẫn luôn khao khát có tình yêu đẹp, có cuộc sống bình yên.
Tác giả hoá thân vào nhân vật “tôi” để được thoả sức thể hiện quan điểm, cách nhìn của mình. Và chúng ta cũng không nên đồng nhất hình tượng tác giả trong tác phẩm với hình tượng tác giả ở ngoài đời. Nhân vật “tôi” của Nguyễn Hải Yến vừa là nhân vật chính tự kể lại về cuộc đời mình như cô bé trong “Quán thuỷ thần”, nhân vật cô gái dành dành trong “Dành dành cánh kép”, vừa là nhân chứng, chứng kiến hết các sự việc như đứa em trong “Cây mẫu đơn hoa trắng”.
Nhân vật “tôi” là nhân vật chính, tự kể lại cuộc đời mình:
Ở truyện ngắn “Quán thuỷ thần” lại khiếp người đọc cuốn vào những chi tiết lúc ảo lúc thực, khi âm khi dương. Nhân vật “tôi” xuyên suốt tuổi thơ chỉ có gió, có sóng và có mẹ. Mẹ cô có một quán nước bán chè, nước vối ủ gừng, rượu bán cho người dương, và tối thì bán cho người âm “Khách đặc biệt bấy giờ mới đến. Chỉ là đàn ông. Người lúc nào cũng ướt lướt thướt, rất kiệm lời, chỉ mua rượu và hẹn trả sau. Đó là những đêm con nước. Tháng nào cũng có hai đêm như thế”. Cứ tưởng cuộc sống sẽ êm đẹp như thế nhưng khi nhân vật “tôi” mười hai tuổi, mẹ cô phải về với nước vì đã phạm luật trời (lên bờ đem lòng yêu chàng trai đánh cá và sinh ra cô). Nếu mẹ cô không đi thì Thuỷ Thần sẽ nổi cơn thịnh nộ và cuốn quét hết mọi thứ, số trời đã định, mẹ cô không thể ở lại lâu được nữa. Cô bé lại thay mẹ bán nước và mỗi năm một lần lại rót rượu dâng Thuỷ Thần. Cuối cùng, dường như Thuỷ Thần lại có tình cảm với cô, phạm luật trời cô lại bị cuốn đi nhưng ở dưới đó, cô có bố mẹ bên cạnh. Cô sẽ không còn cô đơn nữa. Cả truyện ngắn “Cây mẫu đơn hoa trắng” và “Quán thuỷ thần” các nhân vật luôn được về với gia đình, với cội nguồn, không oán hận, lời nói lúc nào cũng trong trẻo, ngây thơ của những người con gái mới lớn
Cô gái dành dành chính là nhân vật “tôi” trong “Dành dành cánh kép” là cô gái mồ côi được bà và anh nhặt trong chiếc thuyền thúng. Cô có thói quen hơi lạ – cứ đến mùa hoa dành dành nở là cô khóc đòi ngồi dưới cây, lúc nào đến cây dành dành thì mới hết khóc. Cô đem lòng yêu người anh mồ côi ở cùng, xuyên suốt truyện ngắn là quá trình nhặt cô dành dành, quá trình chàng trai nhận ra cô gái (vì chàng trai lên thành phố làm việc nhưng lâu không về), quá trình gặp nhau, yêu nhau. Cứ tưởng khi chàng trai về thì sẽ có một đám cưới viên mãn cho cả hai nhưng lại có biến cố xảy ra. Nhân vật “tôi” hồi nhỏ được nuôi sống nhờ bú sữa cửa người phụ nữ trong miếu và được ru ngủ (người phụ nữ đó chính là mẹ cô, vì bố cô đã làm quan nên không để ý vợ, sau cơn giông bão người vợ cùng túp lều bị hút xuống vực xoáy cửa sông và sau mọi người làm miếu cho cô vợ) . Khi cô đã trưởng thành, cô phải theo người phụ nữ đó nhưng đã cố khất để gặp chàng trai lần cuối “Duyên phận mình trời cho là như thế. Em biết mình phải đi. Từ mùa hoa năm ngoái, người phụ nữ trong miếu cổ cứ về giục em theo. Bảo em không cần chờ. Kiếp này anh phải về tìm em”14. Cô gái trẻ với nhiều ước mơ, còn chưa kịp có đám cưới với người mình yêu mà đã “phải đi”.
Nhân vật “tôi” là nhân chứng, quan sát quá trình của sự việc:
Như “tôi” là giọng kể của người em trong “Cây mẫu đơn hoa trắng” đoạn đầu truyện ngắn kể về những lần chơi đùa, chơi ô ăn quan với bác Tuý hàng xóm được bà thương tình nên cho dựng tạm túp lều để ở. Cứ tưởng cuộc sống sẽ mãi yên bình với cây mẫu đơn, trò ô ăn quan nhưng rồi một ngày chị nhân vật “tôi” vừa tròn mười bốn tuổi, chị được nhận làm con nuôi nhà giàu, gọi là nhận nhưng thực chất là “bán” con vì nhà quá nghèo, không có gạo để ăn. Và chuỗi bi kịch trong cuộc đời của người chị bắt đầu khi chỉ được quanh quẩn trong nhà với vú già bị câm, cô coi vú già như thành viên trong gia đình mình và kể hết mọi thứ. Một ngày khi cô lén nghe thấy cuộc nói chuyện của mẹ nuôi là một người lạ mặt mà cô phải gọi là bác. Lúc đó, cô nghĩ cuộc sống của mình thật sự đã chấm dứt: vú già biến mất đột ngột, cô bị “ông bác” yểm bùa. Dưới góc kể của nhân vật em, ta dường như vẫn thấy sự tàn nhẫn của con người với nhau, chỉ vì cái lợi mà có thể làm tất cả mọi việc kể cả đi yểm bùa người khác để giữ của cho mình. Hơn chục năm sau, hồn cô mới được thoát ra nhờ bác Tuỳ bật một phần lá bùa. Nhân vật chị là người chịu thương chịu khó, cô là người con ngoan ngoãn, nghe lời và chính vì sự nghe lời đó mà dẫn đến sự việc đáng tiếc như vậy. Và kết truyện ngắn này là một lời ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên “Rồi nghe tiếng chị vang từ trong lòng đêm tĩnh: “Chờ cháu chơi với! Quan năm hay quan mười”. Điều đó, càng khiến người đọc thương cho kiếp người lam lũ nghèo khổ hơn – họ như chấp nhận với tất cả sóng gió của cuộc sống, sống không oán hận.
Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 8