KẾT LUẬN
Hình tượng tác giả Nguyễn Hải Yến được thể hiện qua cái nhìn nghệ thuật (cái nhìn hiện thực trần trụi, cái nhìn về nông thôn cũ, cái nhìn huyền ảo), giọng điệu (giọng điệu đồng cảm, giọng điệu giễu nhại) và sự thể hiện của tác giả thành hình tượng (lối kể theo ngôi kể thứ nhất). Đọc xong cả tập truyện ngắn “Quán thuỷ thần”, người đọc sẽ cảm thấy thương cảm cho số phận con người phụ nữ chịu thương chịu khó nhưng luôn bị đối xử một cách thậm tệ, thấy được một xã hội thối nát chỉ nghĩ đến tiền quyền. Những khung cảnh nông thôn Bắc Bộ cũ (nơi mà tình người, tình làm nghĩa xóm luôn làm ta thấy ấm lòng) và cả sự huyền ảo của thế giới âm, họ luôn nhớ đến cội nguồn.
Dường như nhà văn không muốn người đọc quá đau buồn hay quá sợ hãi với những chi tiết trong truyện ngắn nên bà đã đặt tên các truyện ngắn với những cái tên đẹp đẽ, có cỏ cây hoa lá: giếng mắt rồng, hoa đại đỏ, thả ngọn đèn trời, trời xanh mấy trắng, giàn mơ dại, cây mẫu đơn hoa trắng,… Bao trùm tập truyện ngắn là những vòng luẩn quẩn của cuộc sống với những hiện thực trần trụi nhưng điều đặc biệt trong cách viết các truyện ngắn của Nguyễn Hải Yến, bà không bao giờ để các nhân vật của mình phải rơi vào các hoàn cảnh đối kháng, cãi nhau một cách kịch liệt mà luôn có cái kết nhẹ nhàng, cái kết hướng đến cái đẹp, cái thiện của con người. Mọi vấn đề, mọi tình huống đều được giải quyết theo hướng tốt đẹp nhất, không sân si, không hận thù mà đối xử thuần khiết, nhẹ nhàng. Điều này đã tạo nên dấu ấn riêng của bà mà không lẫn với ai “Và theo cái cách viết, mà tôi thấy thú vị, vì nó chỉ riêng là của Nguyễn Hải Yến. Một thứ truyện ngắn mang dấu ấn Nguyễn Hải Yến, chẳng giống ai, như tự tình, mà lời kể trong mỗi truyện, đều rưng rưng sau đó giọt lệ thầm của người viết, khiến người đọc cầm lòng không đậu, cũng phải rưng lệ, trước truyện của Yến trong “Quán thuỷ thần”
Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 1