Giọng điệu giễu nhại
Nhà văn chỉ ra những sự trần trụi hiện thực của một xã hội ham quyền thế, ham giàu sang mà quên đi cội nguồn, ta thấy lồng vào đó là những giọng điệu giễu nhại khi các nhân vật cố chạy theo những thứ phù phiếm.
Thằng Toản “Giếng mắt rồng” lấy con gái của thủ trưởng cơ quan để khi bố vợ về hưu thì hắn được hưởng chức đó. Nhưng vợ anh có đôi mắt không được bình thường “Nó không mọc bên sống mũi như người ta mà đậu chệch sang hai bên mang tai, kéo cái mặt bành ra theo chiều ngang. Rõ dị thường”. Hắn lúc nào cũng tỏ vẻ mình là người giàu có nhưng sự giàu có này đề hưởng từ chức bố vợ để lại. Cuối cùng, kết thúc truyện là sự hả hê cùng với sự giễu nhại khi con trai bồ đẻ cho hắn là con của bồ với anh lái xe, chua chát hơn nữa là hai đứa con gái của vợ cũng không phải con ruột hắn. Thế là hắn trắng tay tất cả, đây là cái kết xứng đáng với những kẻ thành đạt nhưng không nhớ về nguồn cội, nhớ về gia đình.
Trong truyện ngắn “Gió lên thả ngọn đèn trời”, thằng Thanh Thưởng học ít nhưng vẫn ham chạy chọt lên làm Phó Chủ tịch xa và còn có dự định chạy lên Chủ tịch xã. Cái ham giàu sang, ham chức quyền làm con người ta mê muội, mê muội theo bồ, bỏ vợ mặc con. Hắn cố mua đồ ăn mặc lên để giống “người giàu có” nhưng mua đôi giày da, mua thắt lưng, bao da đựng điện thoại, áo sơ mi, quần mà đã tốn “Thế là ngót đôi lợn nhỡ, đôi gà cựa, sắm thêm quyển sổ bìa cứng gáy lò xo với cái cặp da để đi học là hết xoẳn”. Được làm “người giàu có” cũng oai đấy nhưng vẫn không để lấp được sự ít học của hắn khi “đến cộng trừ là vồ lấy máy tính”. Vì ít học nên mọi mật khẩu hắn đặt đều chỉ xoay quanh từ một đến chín, số nhà, ngày sinh, tên bồ - chính lẽ đó mà vợ hắn đã mở được mật khẩu tài khoản ngân hàng và cùng con trai đi một nơi xa để bắt đầu cuộc sống mới. Còn hắn tưởng đã tính được đường đi nước bước trước nhưng không ngờ vì sự sĩ diện, ham làm “người giàu” mà mất tất cả và phải trả đống nợ đứa con trai cắm sổ đỏ.
Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 7