Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 5

Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 5

Bởi Học văn cô Hà Huyền 09/11/2024

Về giọng điệu và sự thể hiện của tác giả thành hình tượng

Về giọng điệu

Giọng điệu đồng cảm

Trong tập truyện ngắn này, ta luôn thấy hình ảnh nhân vật nữ được nhà văn có phần ưu ái hơn có thể do những nhân vật nữ trong truyện của bà đều phải sống trong sự khổ đau. Các nhân vật nữ trong truyện của bà luôn phải sống trong sự áp bức, luôn gặp những đau khổ nhưng họ lại là hình mẫu của người phụ nữ nông thôn – dù có chuyện gì cũng phải bám nhà, bám gia đình để sống như nhân vật mẹ trong Đi giữa trời xanh mây trắng”. Bà mẹ sống trong sự áp bức của người chồng gia trưởng và gia đình chồng bắt ép phải cố đẻ con trai. Nhưng có lẽ phá bỏ đứa con trong bụng lại là sự giải thoát về tinh thần cho người mẹ vì nếu cố đẻ đứa con gái ra có lẽ cả bà và đứa bé không chắc có sống nổi không. Ở đó cũng có những người con gái còn chưa được cảm nhận về lần hẹn hò đầu tiên mà đã chết như Hoài “Phía trước nhà có giàn mơ dại”, cô gái hoa dành dành “Dành dành cánh kép”

Những người phụ nữ sống hết lòng vì chồng vì gia đình nhưng chồng lại ăn chơi, cặp bồ, không quan tâm đến gia đình như vợ Thanh Thưởng “Gió lên thả ngọn đèn trời”, mẹ của Hoài “Phía trước nhà có giàn mơ dại”, mẹ của nhân vật “tôi” “Đi giữa trời xanh mây trắng”. Với văn của Nguyễn Hải Yến, đoạn đầu và đoạn giữa luôn là những chi tiết khiến người đọc thấy khó chịu, thấy số phận của người phụ nữ sao khổ đau thế. Nhưng cái kết luôn là sự công bằng, ai sống tốt sẽ luôn được hưởng cuộc sống bình an, còn những người luôn tham lam, cặp bồ thì sẽ phá sản trắng tay như thằng Toản “Giếng mắt rồng”, Thanh Thưởng “Gió lên thả ngọn đèn trời”, bị đột quỵ, liệt nửa người như bố Hoài “Phía trước nhà có giàn mơ dại”.

Vợ Thanh Thưởng trong Gió lên thả ngọn đèn trờilà người đàn bà chịu thương chịu khó, cô luôn có hiếu với bố mẹ chồng, giọng văn về cô lúc nào cũng man mác buồn tủi “Con định liệu cả rồi. Thầy thương con thương cháu con biết nhưng đến nước này con phải tính thôi!”. Đây là giọng bất lực của người vợ khi thấy chồng bỏ bê vợ con, chỉ biết dồn hết tiền lo cho bồ. Nhưng sau tất cả, cô tìm cách giải thoát cho bản thân, cho con – cô lén rút hết tiền trong tài khoản của chồng và đi một nơi xa. Đó cũng vừa là cái kết mở trong cuộc sống và trong tâm hồn của người phụ nữ bị thiệt thòi.

Nhà văn Nguyễn Hải Yến còn đồng cảm với người yêu thơ, làm thơ chân chính nhưng không được gia đình ủng hộ như Lão Thiểm trong Lục bát về gõ cửa mùa xuân”. Vì thấy lão luôn loanh quanh trong đống thơ mà thằng Minh Cò phải giấu chồng thơ của lão đi. Khi người ta bị thơ văn ngấm vào người thì khó có thể dứt ra được và Lão Thiểm cũng không phải ngoại lệ. Cũng vì ham thơ mà lão bị hai đứa đống giả phóng viên báo Tỉnh ăn trộm xe đạp điện của vợ. Hành động giấu chồng thơ của thằng Minh Cò ngỡ tưởng sẽ giúp lão quên thơ nhưng điều đó lại khiến lão ốm tưởng như sắp chết. Khi gọi công an và mọi người cùng nhau tìm được chồng thơ, lão như cây khô được tưới nước, dậy vồ lấy chồng thơ. Kết thức truyện ngắn khiến người đọc thấy trong tâm hồn mình có một sự nhẹ nhàng vì cuối cùng những người yêu thơ văn được mọi người tôn trọng “Ừ! Ba mươi lão sẽ có mặt ở nhà với một bài thơ mới tặng mụ. Bài thơ ấy sẽ có nhan đề: “Lục bát về gõ cửa mùa xuân”

Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 6

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22