Cái nhìn về nông thôn cũ
Là nhà văn với sở trường viết về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ – Nguyễn Hải Yến vẫn giữ những nét riêng mộc mạc xưa cũ đấy. Với sự thay đổi hướng về nông thôn mới mà nhiều làng quê cũ không còn giữ lại những vẻ đẹp giản dị nữa. Những đọc tập truyện ngắn của bà, ta như thấy mình đang được ở trong bức tranh nông thôn đó.
Nổi bật là cách nói của các bà như hát hay không lẫn vào đâu được như trong “Nhân gian một cõi” bà cụ Thao nằm một chỗ vì bị liệt trong sáu năm, bà luôn cảm thấy khó chịu và luôn chửi con, chửi cháu “Cha vạn đời tổ cái thằng điên!”, “Cha vạn đời tổ mày…”. Như bác gái trong “Hoa đại đỏ” khi bác Cả nhận chức trưởng thôn những không hỏi ý kiến bà “Mả tổ táng hàm chó, gặp cơn gió cất vó về hàm rồng. Cả đời lông bông, về già còn bày đặt”. Dù các bà, các mẹ có hay nói, hay chửi nhưng sâu trong những câu nói đó đều là sự yêu thương, sự quan tâm. Nói nhưng vẫn luôn để ý, vẫn luôn giúp đỡ mọi việc.
Tiếp đến là hình ảnh quen thuộc như loa phát thanh “Mỗi đường thôn đặt một đôi loa tàu miệng bằng cái bát ba, toe mỏ vào nhau nói toang toác đủ cữ sáng, trưa, chiều, mỗi cũ hai tiếng, chạy đúng một chương trình mặc định: Tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam”. Hình ảnh loa phát thanh là một hình ảnh quen thuộc với những người dân vùng nông thôn Bắc Bộ - đưa tin tức, lời tâm sự, nhưng bài hát. Hình ảnh cái loa cũng có ý nghĩa đặc biệt trong các cuộc chiến tranh để đánh vào tâm lý kẻ thù. Là hình ảnh người quản trang trông nom mộ, một công việc hết sức có ý nghĩa và quan trọng “Gần năm trăm ngôi mộ liệt sĩ thị trấn nằm trong khuôn viên ngót hai ngàn mét vuông, quẩn quanh với cắt tỉa, tưới vun cũng đủ già chiều”. “Hồi ấy cuối năm nhưng ấm trời, bác trưởng ban mặc áo cộc tay còn mụ diện quần cộc chân, áo sát nách” – hình ảnh bình dị của bác trưởng thôn hồi xưa, chân thật, giản dị gần gũi với nhân dân và “quần cộc chân” là ngôn ngữ hết sức đời thường của người dân nông thôn, không cần quá mỹ miều nhưng cũng khiến người đọc có chút hài hước, có chút thân thuộc.
Hình ảnh “moi trong ruột đống rơm, u giấu hai chĩnh gạo”, “trong bóng tối gian thờ lập loè đốm chân hương đỏ”, “hàng mẫu ruộng bãi ngoài triều” trong “Nhân gian một cõi”; “một cái ngõ dài đổ xỉ than và gạch vỡ”, “bờ dâm bụt bông đỏ”, “một gốc sung mùa hè quả chín từng chùm, sậm như mật”, “góc vườn và rau cỏ” trong “Giếng mắt rồng”; “xỏ đôi dép tổ ong ngả vàng buộc sợi dây dứa đỏ ở chỗ rách”, “họp gia đình”, “nền gạch hoa”, trong “Gió lên thả ngọn đèn trời”; “ven sông Lục”, “hàng rào dâm bụt, cúc tần um xum giăng đầy dây tơ hồng”, “mùi bồ kết nếp”, “giàn mơ dại” trong “Phía trước nhà có giàn mơ dại”; “giếng nước”, “hoa mẫu đơn”, “trò ô ăn quan”, “gáo dừa cán tre”, “đường đồng ven mương”, “gốc sắn tàu”, “thúng gạo”, “hàng trầu hàng cau” trong “Cây mẫu đơn hoa trắng”; “gốc gạo già bên sông”, “ấm chè xanh, tích nước vối ủ gừng, mẹt bánh đúc đậy tấm lá chuối già bóng sẫm” trong “Quán thuỷ thần”; “mặt đê”, “bến sông”, “một ngôi miếu cổ”, “hoa dành dành”, “những cây nhãn, cây ổi” trong “Dành dành cánh kép”. Đây đều là những hình ảnh quen thuộc, thân thương của khung cảnh làng quê nông thôn Bắc Bộ - ở đó con người luôn phải vật lộn, lam lũ với số phận chìm nổi của mình.
Người dân nông thôn thật thà, chân chất hay tin người nên bị lừa như Lão Thiểm trong truyện ngắn “Lục bát về gõ cửa mùa xuân”, vì biết tính ham mê thơ của lão mà bọn trộm giả hỏi han thơ để lão vào nhà tìm thơ xong ăn trộm xe đạp điện của cu Khang mua cho mẹ. Sự giúp đỡ của hàng xóm với nhau cũng là điều được nhà văn nhấn mạnh như bác Cả khi biết loa chỗ nhà mụ Thị tẹo bị hỏng đã qua xem hộ trong “Hoa đại đỏ”, mọi người cùng nhau tìm chồng thơ bị “đánh cắp” của Lão Thiểm trong “Lục bát về gõ cửa mùa xuân”.
Đọc tiếp: Quán thủy thần dưới góc nhìn hình tượng tác giả phần 4