Tóm tắt: Bài viết phân tích một số quan niệm nghệ thuật về con người trong các sáng tác của Hoà Vang. Đặc biệt, chúng tôi tập trung tìm hiểu hai truyện ngắn “Nhân sứ” và “Sự tích những ngày đẹp trời”. Qua đó, Hoà Vang cho thấy bước chuyển hoá về quan niệm con người từ trước 1975 đến sau 1986. Con người được nhìn nhận theo chiều sâu với những quan niệm mới mẻ, con người nhỏ bé giữa cuộc đời, con người luôn trong trạng thái đối thoại với chính bản thể của mình, và con người luôn hướng tới cái đẹp, cái thiện.
Từ khoá: Hoà Vang, quan niệm về con người
MỞ ĐẦU
Hòa Vang gây ấn tượng bởi lối viết văn độc đáo, mới lạ nhưng cũng không kém phần nhẹ nhàng, đi vào lòng người đọc. Chính vì hay lấy cảm hứng từ những câu chuyện thần thoại, cổ tích, lấy chất liệu từ những giá trị cổ truyền nên rất nhiều người gọi ông là nhà văn mang giọng văn cổ tích. Thành công của truyện Hòa Vang được thấy ở rất nhiều những góc độ khác nhau như: nội dung phản ánh của tác phẩm, yếu tố giả huyền thoại, hoặc yếu tố kỳ ảo, phản huyền thoại, giải thiêng lịch sử, ngôn ngữ, giọng điệu,…Yếu tố kỳ ảo trong truyện của ông được sử dụng một cách khéo léo, đắc địa và không hề “quá liều”. Yếu tố giả huyền thoại trong sáng tác của ông đã trở thành một đặc trưng khó nhầm lẫn trong các tác giả cũng lấy cổ tích, truyền thuyết làm chất liệu sáng tác… Trong những thành tựu đó, nổi bật lên quan niệm về con người trong các sáng tác của ông.
Văn học sau 1975 có nhiều đổi mới về mặt khuynh hướng văn học. Văn học thời kỳ này xuất hiện bốn khuynh hướng chính, đó là khuynh hướng sử thi, khuynh hướng nhận thức lại, khuynh hướng tiếp cận cái hàng ngày, và khuynh hướng chính luận – triết luận. Trong đó, khuynh hướng chính luận – triết luận rất đáng chú ý và có quy tụ nhiều nhà văn như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Tuấn, Vũ Tú Nam,… Trong đó có Hòa Vang. Hiện thực cuộc sống và đời sống tâm hồn con người giờ đây trở thành một mảnh đất giàu giá trị khám phá hơn bao giờ hết.
Đọc tiếp: Quan niệm về con người của tác giả Hòa Vang phần 2