Quan niệm nghệ thuật về nhân cách con người trước cái đói phần 2

Quan niệm nghệ thuật về nhân cách con người trước cái đói phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 08/11/2024
  1.  

Nhân cách của con người trước cái đói Con người bị tha hoá

Trước khi bị cái đói bóp nghẹt đến méo mó hình dạng, Chí Phèo là một người nông dân lương thiện, có ước mơ bình dị như bao người. Chí đã từng ôm mộng về một gia đình êm ấm, về cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, chồng cầy cấy cuốc mướn, vợ dệt vải, có dăm ba sào ruộng để làm ăn. Thậm chí, tuy nghèo và không được giáo dục đàng hoàng nhưng Chí vẫn ý thức được về lòng tự trọng. Mợ Ba – vợ của Bá Kiến sai bóp chân, hắn thấy nhục chứ chẳng sung sướng gì. Nhưng bản chất trong trắng và lương thiện của Chí Phèo đã nhanh chóng bị bọn cường hào, nhà tù thực dân huỷ diệt. Từ khi ra tù, trở về làng Vũ Đại, hắn với bộ dạng lưu manh đã làm đảo điên cuộc sống của con người nơi đây. Ai gặp hắn cũng né tránh, chẳng ai muốn dây dưa với con “quỷ dữ của làng Vũ Đại”.Không có điểm tựa, Chí nhanh chóng trượt dài trên con đường tha hoá. Với vài đồng bạc, dăm chén rượu ngon, hắn lập tức thoả hiệp với Bá Kiến – kẻ thù của mình và biến thành tay sai đắc lực cho hắn lúc nào không hay. Cuộc đời càng cùng quẫn, Chí lại càng ra sức vẫy vùng. Hắn chửi mọi người, chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại…Hắn chỉ biết phản kháng một cách cực đoan, không thể khiến bản thân thoát khỏi vòng bế tắc, quẩn quanh.

Như vậy, ta có thể thấy trước cái đói, con người dễ dàng đánh đổi tất cả, dễ mất đi con người trong sáng, thiện lương ban đầu để mải mê chạy theo của cải vật chất. Họ phải đi ngược lại với những gì mình tuyên ngôn, bán linh hồn cho những đồng tiền rẻ mạt.

Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về nhân cách con người trước cái đói phần 3

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22