Quan niệm nghệ thuật về nhân cách con người trước cái đói phần 1

Quan niệm nghệ thuật về nhân cách con người trước cái đói phần 1

Bởi Học văn cô Hà Huyền 08/11/2024

Tóm tắt

Cái đói và miếng ăn – nỗi ám ảnh của người dân trong thời kì 1930 – 1945 đã trở thành chủ đề, thành cách thức để nhà văn thử thách nhân vật, khám phá và bàn luận về bản chất của con người khi bị cái đói dồn ép. Họ phát hiện ra, trước cái đói, con người dễ bị tha hoá, nhân cách họ bị huỷ diệt đến mức mất đi cả tự trọng, nhưng trên tất cả họ vẫn là những con người yêu thương, đùm bọc và che chở cho nhau. Với bài viết này, tôi hi vọng có thể đóng góp một góc nhìn về quan niệm nghệ thuật của nhà văn giai đoạn 1930 – 1945 về vấn đề nhân cách của con người trước cái đói.

Từ khoá: nhân cách, quan niệm nghệ thuật về con người, giai đoạn 1930 – 1945.

Mở đầu

Chủ đề về cái đói và nhân cách của con người luôn là đối tượng được bàn luận sôi nổi trên diễn đàn văn học trong suốt thời kì 1930 – 1945. Miếng cơm và đói nghèo đã trở thành nỗi ám ảnh của nhân dân ta trong suốt một thời kì dài. Để khám phá chiều hướng thay đổi về nhân cách của con người trước cái đói, các tác giả đã không ngần ngại dồn ép nhân vật của mình đến tận cùng của cói đói. Và họ dần phát hiện ra, trước cái đói, con người dễ mất đi bản ngã của mình, nhân cách bị bại hoại, nó đẩy con người vào kiếp người đầy bi kịch, quẩn quanh, không lối thoát. Với bài viết này, tôi hi vọng sẽ đóng góp thêm một ý kiến về quan niệm nghệ thuật của nhà văn giao đoạn 1930 – 1945 trước vấn đề nhân cách của con người trước cái đói.

Nội dung

Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn giai đoạn 1930-1945.

Quan niệm nghệ thuật về con người là cách nhà văn diễn giải nhận thức về con người, nhằm thể hiện cái nhìn, sự cảm nhận, sự lí giải về đối tượng mà nhà văn muốn hướng tới. Xét cho cùng, trong xã hội hiện đại, con người chính là sản phẩm của xã hội, con người nghệ thuật là sự mô phỏng xã hội trong các tác phẩm văn học.

Giai đoạn 1930 – 1945, trong dòng văn xuôi hiện thực phê phán, con người cá nhân là phạm trù nổi bật trong quan niệm nghệ thuật về con người. Các nhà văn đã đi khám phá con người trong những sự tìm tòi mới mẻ về khát vọng, ham muốn, ý thức về sự tự do và khát vọng được khẳng định cái tôi cá nhân. Bên cạnh đó, họ cũng nhận ra, con người là sản phẩm của thời đại, chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Các tác giả thuộc dòng văn học hiện thực giai đoạn này chú trọng tái hiện hiện thực, lên án xã hội nghèo nàn, soi xét nhân cách của con người dưới nhiều góc độ.

Từ khảo sát, từ góc độ cái đói, tôi nhận thấy mỗi nhà văn lại có cách khai thác và cách thể hiện quan niệm riêng mình. Ba trường hợp tôi nêu ra dưới đây, là ba khía cạnh tiêu biểu cho phẩm giá của con người trước cái đói trong văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945.

Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về nhân cách con người trước cái đói phần 2

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22