Một kiểu nhân vật nữa được khắc họa trong tác phẩm là nhân vật chị chủ - mẹ thằng Cu. Chị là một người phụ nữ đẹp, sang trọng và “thừa thãi”, có lẽ cũng là người có học. Nhưng dường như người phụ này có một thú vui riêng mà phó mặc nhà cửa, con cái cho người làm thuê. “Chị đẩy thằng Cu lại cho anh”, cái “đẩy” đó như một sự trốn tránh trách nhiệm, làm mẹ nhưng giao việc dạy dỗ con cho người khác, một phó tiến sĩ “hết hạn”. Rồi “nhăn mũi” khi con ị, có lẽ hằng ngày đây không phải việc mà chị vướng bận. Có lẽ người mẹ tần tảo ấy mong chờ ngày này khá lâu rồi, giờ đây tìm được người dạy dỗ, kèm cặp con, “chị tự hào vì hoàn thành vai trò của người đạo diễn”. Xa chồng, sống bằng tiền của chồng nên trong chị cũng có rất nhiều “tâm sự”. “Là người tiêu tiền, chị không có cái say mê của những con sói săn mồi. Chị là con kền kền cái lười biếng rỉa xác một con voi. Chồng chị thỉnh thoảng có viết thư, nhưng hai năm nay anh không hẹ n ngày về”. Chính vì hai năm chồng không hẹn ngày về, chị tìm đến tình dục để thỏa mãn sự cô đơn. Như một vòng tròn luẩn quẩn, cứ cô đơn là tìm đến dục vọng để giải thoát, xong lại cô đơn. Cứ thế, cái vòng tròn ấy đeo bám, bủa vây con người chị, không chịu buông tha. Có thể nói, tình dục không chỉ để duy trì nòi giống, mà còn là “ngọn lửa” giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, có những loại tình dục làm cho con người ta đau khổ, băng hoại đạo đức, đó là tình dục bất bình thường. Chị chủ trong tác phẩm là một người phụ nữ cô đơn, xa chồng, dường như cuộc hôn nhân của chị có duy nhất một sự kết nối, đó là thằng Cu, mà ngoài ra không còn thứ tình cảm nào khác. Người phụ nữ ấy cô đơn trong chính cuộc hôn nhân của mình. “Gái có công nhưng chồng lại phụ”, sự chờ đợi của chị chỉ được nhận lại từ chồng một khoản tiền phụ cấp. Có lẽ, với chị, chồng sẽ không trở về nữa. Chị lao vào những cuộc tình “một đêm” để thỏa mãn bản năng tính dục mạnh mẽ, để xoa dịu đi nỗi cô đơn của người đàn bà. Với ông Vị, người đàn ông giúp chồng chị làm ăn, và là người giúp chị thỏa mãn dục vọng “chị quyết định tặng ông một bữa tiệc chia ly no xôi chán chè như bữa cơm người ta vẫn thường cho tử tù ăn trước ngày ra trường bắn”. Ông sững sờ vì hạnh phúc, “cũng như kẻ tử tù kia đang nằm mơ thấy cái cọc thì bỗng thấy trước mắt mình một con gà mái quay, nghẹn ngào nhìn nhưng không ăn được”. “Ông cũng không ăn được. Ông đổ tội cho tín h đãng trí, bỏ quên chai rượu tắc kè ở nhà, chửi sự quản lý khách sạn xuống cấp vì cái giường cứ kêu cót két, chửi rủa cả cái váy ngủ của chị, làm gì mà phảii dùng đến hai cửa ra vào làm ông lầm lẫn lung tung, sự xa xỉ điển hình của nền dân chủ tư sản!”. Lòng tự ái nổi lên, chị tìm cách khám phá con người mẫu mực kia và chị đã yêu ông ấy lúc nào không biết. “Khi chị hiểu ra sự cao đạo của ông ấy là một cái bẫy chinh phục nguy hiểm của những ngườii có tuổi thì cũng là lúc chị chán ông ta”. Với chị, đàn ông chỉ đơn giản là công cụ giúp chị thỏa mãn “nhu cầu”. Với Hảo, chị vứt bỏ cái sĩ diện hão huyền, “cầu xin” anh giúp chị thỏa mãn. Nhưng Hảo lạnh băng, “không cảm xúc”, khiến chị bực bội và tức tối, chị “trần truồng đi về phòng, vứt lại mảnh vải Thái Lan…”. Với chuyện ấy, chị luôn là người chủ động bởi sự “khát khao”, “thèm thuồng”. Và cuối cùng, anh chàng xích lô trở thành người tình mới của chị. Mặc dù đã có vợ con, nhưng cách đêm anh chàng xích lô ấy lại lên ngủ ở phòng của chị, “thằng khốn nạn”.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vũ điệu của cái bô phần 5