Một nhân vật nữa, tưởng chừng sự xuất hiện của nhân vật này làm nền cho nhân vật “chị” tỏa sáng, nhưng ông cũng góp phần làm sáng tỏ sự bê tha của một bộ phận người trong xã hội lúc bấy giờ. Là người giúp đỡ, “ân nhân” của chồng chị, rồi trở thành bạn tình của chị, ông Vị tỏ ra là người bệ vệ, đến với chị không phải vì tình yêu, mà chỉ để vui thú trong ngày nghỉ. Ông ta luôn lo sợ mối quan hệ “bất chính” này ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, ông Vị cũng không khác chị là bao. Ông càu nhàu khi chị không mặc bộ bi-ki-ni hai mảnh của Thái, ông sững sờ vì hạnh phúc nhưng ông không thể ăn nổi “con gà mái quay”, ông đổ lỗi cho đãng trì mà quên mang “thần dược”, chửi vì cái giường cứ kêu cót két, cái váy của chị làm ông nhầm lung tung,… tuy vậy, ông không thừa nhận mà luôn trấn an chị : “Em hãy tin, tôi đã, đang và sẽ cố gắng…”. Có thể thấy, khi khắc họa nhân vật Vị, tác giả muốn phác lên chân dung một người đàn ông khá giả nhưng “yếu”, khiến cho chị bực dọc, chán nản, “tụt cảm xúc”.
Nhân vật cuối cùng dù chỉ là “thằng cu ba tuổi rưỡi”, buổi đầu ra mắt thầy giáo đã đòi “ị”. Câu hỏi đầu tiên được nó biến thành câu chửi du dương, êm ái. Vậy mà cả bố mẹ nó, thầy giáo nó và cả cái xã hội nó đang sống hi vọng nó trở thành “the man chính hiệu”. Nó là biểu tượng sinh động của “trọc phú học làm sang”.
Hình ảnh đầu tiên xuất hiện ở đâu văn bản là hình ảnh “nhà máy đóng giày phá sản”. Một nhà máy không uy tín, sản xuất những “lô” hàng bong mũi khiến khách hàng tẩy chay, và cuối cùng là nhà máy phá sản. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, cuộc sống nhiều thiếu thốn, khổ cực, việc nhà máy bị phá sản khiến cho hàng loạt công nhân viên thất nghiệp, trong đó có Hảo. Hảo không phải nhân viên trực tiếp làm trong nhà máy, nhưng anh nhận tiền trợ cấp và đề tài, bản quyền cho nhà máy. Đề tài chưa kịp qua “bát quái trận thủ tục” thì nhà máy đóng cửa. Sự phá sản ấy dường như là điều dự báo cho số phận của những người liên quan tới nó, là một sự thất bại đòi hỏi con người phải khắc phục và vượt qua vì đã sản xuất ra thứ giày “bong mũi”.
Tiếp theo đó là hình ảnh “mảnh bằng tiến sĩ”. Có thể nói, khi nhắc tới tiến sĩ, người ta ắt sẽ nghĩ tới học vị khá cao, hay một trình độ cao siêu. Nhưng trong lời kể của tác giả, chuyên môn của Hảo được ghi trên “mảnh bằng tiến sĩ”, ngoài chuyên môn đó Hảo không biết làm gì khác. Phải chẳng “mảnh” kia là sự mong manh, là một mảnh đời trí thức học cao nhưng “không có đất dụng võ”. Con người của Hảo thụ động, không có khả năng xoay chuyển theo tình thế, bởi vậy mới chấp nhận đi kèm đưa trẻ ba tuổi với công việc hàng ngày là dạy tiếng Anh và “đổ bô”. Mà Hảo cầm bằng tiến sĩ đi dạy đứa trẻ ba tuổi, mà quên mất rằng trước đó, trong một đề tài nộp cho ủy ban khoa học, anh đã “liều mạng” dịch bừa mấy câu. Có thể nói, qua nhân vật Hảo, tác giả muốn đề cập tới một bộ phận sống thụ động, đang ngỡ ngàng trước cuộc sống mới, có học những không biết “hành”, bất chấp làm công việc nào cũng được miễn có tiền để trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, hàng loạt những hình ảnh góp phần làm nổi bật nhân vật chị, đó là: những chiếc nịt vú, những viên thuốc kích dục, những pha phim sex, tiếng rên điện tử, bộ bi-ki-ni,… những hình ảnh này tưởng chừng là những tế nhị, mà người ta “ngại” khi nhắc tới trong các cuộc nói chuyện. Nhưng với chị thì khác, chị thản nhiên như không. Hoặc có thể, chị cố tình để lộ. Những hình ảnh đó tượng trưng cho tính dục của con người, bởi đó là công cụ giúp người ta đạt tới “khoái cảm”. Một người luôn hừng hực như chị, chắc hắn sẽ rất cần đến những thứ này. Qua những đồ vật, âm thanh này, tác giả Nguyễn Quang Thân muốn phản ánh hiện thực suy đồi nhân cách, đạo đức của một bộ phận người trong xã hội. Nó là những mảng màu sắc tô điểm thêm cho bức tranh hiện thực cuộc sống trong thời kỳ bao cấp.
Cuối cùng, một hình ảnh có lẽ gây ám ảnh nhất đó là “giọt máu được đầu tư một cách vội vã của nhà kinh doanh trẻ”. Đó là sản phẩm của thói chăng hoa, lăng loan của chị. Đứa trẻ đó không có tội, lỗi là do những người đã “sản xuất” ra nó. Có thể nói đó trở thành một vấn nạn, nạn phá thai ngoài ý muốn, sau những cuộc chơi mây mưa, sản phẩm là điều bất đắc dĩ, họ sẵn sàng bỏ toẹt nó đi mà không chút mảy may, đau xót.
Kết luận
Nguyễn Quang Thân đã dựng lên những nhân vật “đeo mặt nạ”, diễn trò trên “sân khấu” của cuộc đời. Đó là chị chủ nhà đánh đổi hạnh phúc để có tiền bạc và sự nhàn rỗi, dùng chúng vào những “phiêu lưu tình ái”. Đó là chủ nhiệm ủy ban khoa học tỉnh nhưng “không hiểu gì về khoa học”, “nhiệm vụ” làm người tình không hoàn thành, ông đổ lỗi tại đãng trí, tại sự quản lí của khách sạn… Tư cách đó vẫn còn tồn tại trong trời sống hiện nay: kẻ thấp học lãnh đạo người tài, kẻ không có đạo đức lại tuyên giảng đạo đức. Tóm lại, trên sân khấu ấy, con người, đặc biệt là tầng lớp trí thức đang bị nhục mạ bởi nghèo đói, ngu dốt.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vũ điệu của cái bô phần 1