Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vũ điệu của cái bô phần 2

Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vũ điệu của cái bô phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 08/11/2024

Nội dung

Trước hết, quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn được thể hiện qua cách đặt tên nhân vật của tác giả Nguyễn Quang Thân. Có thể nói, trong truyện ngắn “Vũ điệu của cái bô”, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã phân chia rạch ròi hai cách đặt tên cho nhân vật của mình. Thứ nhất, đó là kiểu nhân vật có tên. Đó là Tứ, Hảo, Vị. Họ là những người có “học thức” nhưng số phận mỗi người lại không giống nhau. Có thể nói, họ là những minh chứng điển hình, chính vì vậy nên Nguyễn Quang Thân muốn đưa kiểu nhân vật có tên tuổi này vào trong tác phẩm của mình với mục đích cụ thể hóa kiểu nhân vật của mình. Thứ hai, đó là kiểu nhân vật không tê. Tác giả đã sử dụng cách gọi nhân vật chung chung như: chị chủ nhà, thằng Cu, anh X, ông Y, ông Z, một chàng trai trẻ,… dường như đây là dụng ý sáng tác của tác giả. Không có tên riêng cụ thể bởi lẽ kiểu nhân vật như vậy chiếm số lượng khá lớn, đó là đại diện cho những trò lố bịch.

Quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Nguyễn Quang Thân còn dừng lại ở việc miêu tả ngoại hình, khắc họa nội tâm nhân vật. Trong truyện ngắn này, tác giả Nguyễn Quang Thân tập trung khai thác chủ đề về tấn bi hài kịch của một bộ phận trí thức giàu tài năng, nhiều tâm huyết nhưng không có khả năng chiến thắng hoàn cảnh. Trong “Vũ điệu của cái bô”, Nguyễn Quang Thân cho người đọc thấy nhiều bất ổn của đời sống qua chính tình thế “lệch chuẩn” phi lý của Hảo, một phó tiến sĩ có tài nhưng “không có đất dụng võ”. Là kỹ sư ở nhà máy giày, Hảo còn trẻ, say mê sáng tạo, thừa nhiệt tình, tâm huyết, từng dày công nghiên cứu và cho ra đời một loại “keo dán giày hảo hạng”. Trớ trêu, “khách hàng đã tẩy chay thứ giày bong mũi của nhà máy” trước khi loại keo dán giày của anh “qua được bát quái trận thủ tục”. Nhà máy đóng cửa, cuộc sống của Hảo trở nên bấp bênh. Sợ “mọc đuôi dài ra”, Hảo buộc phải chấp nhận “bán mình”. “Hai mươi tờ giấy bạc năm ngàn đủ sức mạnh biến Hảo thành người trông trẻ mẫn cán trong ba mươi ngày”, “chăm một thằng bé lên ba tuổi rưỡi”, phục vụ nó “đi bô” có thể là “một công việc hết sức bình thường với một cô gái nông thôn thất học”. Nhưng với một người yêu nghềnhư Hảo thì đó lại là một sự trái ngược chua xót. Nhiệt huyết, tài năng bị xem thường, Hảo phải sống bằng một thứ “khoa học giả cầy” được mã hoá bằng cụm từ “nghiên cứu có tính chiến lược”. Lý tưởng không còn đất sống, lòng tự trọng của kẻ sĩ bị thui chột vì số tiền trông trẻ bằng ba lần lương tháng. Bi kịch của Hảo khiến ta liên tưởng đến “kiếp sống mòn” của người trí thức nghèo trong sáng tác của Nam Cao.

Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vũ điệu của cái bô phần 3

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22