Quan niệm nghệ thuật về con người trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít phần 5

Quan niệm nghệ thuật về con người trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít phần 5

Bởi Học văn cô Hà Huyền 08/11/2024
      1.  

Xuất-thể-tính: tri-thể-tính về khải-tính của hiện-tính-thể khi bị quăng ném vào "thiên hạ người ta"

Khải - tính là một đặc điểm của hiện-tính-thể: tri-thể-tính khai mở tất cả những tiềm năng của Tính-thể cho con người” [1; PL.57]. Đặc điểm này gắn liền với cảm- thế-tính (ý thức mình bị quăng ném vào cuộc đời), “khi ý thực được mình đã bị quăng ném ra giữa lòng thế gian thì thấy mình phải đối diện với một số “tiềm năng” nhất định nào đó mình có thể thực hiện được hoặc hững hờ bỏ quên mà không thực hiện” [1; PL.57]. Xuất-thể-tính có thể hiểu là cách con người ý thức và [quyết định] biểu hiện những “khả-tính của tính-thể” của mình trong thế-gian sau khi ý thức được bản thân bị quăng ném vào "thiên-hạ-tính” của "thiên hạ người ta". Khi ý thức “tôi” đã bị quăng ném như vậy thì con người phải tự dự tính được những khả tính tồn tại của mình, “tôi sẽ tồn tại như thế nào trong sự quăng ném ấy?”. Tri-thể-tính khai mở cho hiện-tính-thể về việc “xuất thể” của mình cho hướng thể nào, và vì lí do nào mà mình tự hiểu, tự thể mình để “xuất hoá” như vậy” [1; PL. 56]. Con người không chỉ là một hiện-tính-thể bị động khi bị quăng ném vào thiên hạ người đời, mà nó còn là một hiện-tính-thể có tính cách chủ động khi có thể tự lựa chọn những khả năng biểu hiện/ tồn tại cho chính mình. Cái quyết định con người là một hiện-tính-thể nguyên-tính hay bội-tính nằm ở chính sự lựa chọn này. Tuy nhiên, sự lựa chọn này cũng mới chỉ là bước khởi đầu trong hành trình “xuất thể” của con người trong đời sống.

Để có thể nhận thức về những khả-tính của chính mình khi hiện-thể trong đời sống, thì con người cần phải nhận thức được những tiềm-năng của chính đời sống trong cái thường nhật vốn có của nó. Bởi cách mà con người đối diện và hành động với những tiềm-năng ấy sẽ quy định đó là một hiện-tính-thể nguyên-tính hay bị bội- tính vì phóng-thể hoàn toàn vào thiên-hạ-tính, tức là để bị chìm nghỉm trong cái thường nhật của đời sống.

Trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?”, sự xáo trộn của vỏ trái đất chính là một tiềm năng của đời sống mà “tôi” đã ý thức được về nó nhưng không thực hiện, “tôi” đã [cố tình] hững hờ bỏ quên nó. Sự bỏ quên này khiến cho xuất-thể-tính của hiện-tính-thể “tôi” trong đời sống đi theo hướng bội-tính chứ không phải là nguyên- tính. Bởi nó đã bỏ qua những tiềm năng để phá vỡ trật tự thường lệ của đời sống, mà chấp nhận cái thường lệ đó, chấp nhận từ “tôi” đoạ-tính thành "thiên hạ người ta".

Bên cạnh việc ý thức về mọi tiềm năng của đời sống, thì tri-thể-tính còn ưu tư về tiềm năng của chính mình trong mọi thể-cách. Ý thức được về tiềm năng thay đổi của đời sống, hiện-tính-thể “tôi” cũng đã có ý thức về những tiềm năng mà mình có thể biểu hiện trong đời sống này. Bên cạnh đó, không chỉ ý thức, “tôi” cũng đã có những hành động được thúc đẩy bởi ý thức về tiềm năng này. Những hành động được thực hiện nhằm hiện thực hoá tiềm năng thay đổi của đời sống khi hiện-tính- thể muốn thoát ra khỏi cái như thường lệ. Những hành động khác với thường lệ được hiện-tính-thể “tôi” trong “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” ưu tư và thực hiện trong mọi thể-cách của nó: từ việc “Bỏ uống cà phê, bỏ hút thuốc, bỏ uống bia 33. Tập sống đạo đức giả cho đỡ buồn, lâu lâu giựt mùng cho muỗi đỡ đói. Cười con chó chạy cong đuôi ngoài sân, mở vò nước labavo, ực vào hăm lần cho đầy bao tử, tập uống nước bẩn cho đỡ sạch, đỡ chán” [2; 204] đến việc mua hai con chó con,…

Tuy nhiên, cuối cùng, mọi tiềm năng không được hiện thực hoá thông qua hành động hoặc hiện thực hoá không thành công. Hiện-tính-thể trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?lại rơi vào trạng thái bội-tính khi bị quăng ném vào cuộc đời, khi phải chịu chi phối của thường-nhật-tính. Ở đây là do thường-nhật-tính của đời sống quá mạnh, đã chi phối đời sống con người quá lâu để có thể khiến cho con người dù có muốn cũng không thể thoát khỏi nó? Hay là do ý thức và hành động của con người chưa đủ mạnh mẽ và quyết liệt? Sự yếu ớt trong hành động của con người, sự quy phục cái như thường lệ sau những nỗ lực hành động khác với thường lệ phải chăng cũng chính là một hệ quả của việc con người đã chịu sự chi phối và bị bội tính quá lâu trong cái “thiên hạ người đời” (thiên-hạ-tính, thường-nhật-tính) của đời sống thường nhật? Hay nói cách khác, là con người đã bị đoạ-tính quá lâu vào đời sống thường nhật đến nỗi không còn là hiện-tính-thể nguyên-tính nữa.

Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít phần 6

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22