Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” của Phạm Công Thiện
Con người là một hiện-tính-thể
Hiện-tính-thể
Quan niệm nghệ thuật đầu tiên về con người của Phạm Công Thiện trong truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” là con người được xem như là một hiện- tính-thể, chứ không chỉ hiểu theo nghĩa con người khái quát thông thường. Con người theo nghĩa thông thường là nhân-dạng/ nhân-thể của hiện-tính-thể được biểu hiện ra bên ngoài thông qua mối tương-giao với hoàn cảnh và các hiện-tính-thể khác.
Hiện-tính-thể có thể hiểu là “tôi”, nhưng cái “tôi” này không phải là một chủ- thể, một ngã-thể, một cái ngã, hay bản-ngã độc lập, riêng biệt mà là một “ngã-thể” trong tương quan.
Cái “tôi” này được nhận diện thông qua “thường-nhật-tính” của ngã-thể trong tương thế giao tính giữa ngã-thể với đồng-loại-thể” [1; PL.53]. “Tôi” ở đây là “ngã- thể” đặt trong mối tương giao với "thiên hạ người ta"; “ngã-thể” có khả năng bị biến thể (hoặc không) trong thường-nhật-tính thành “người ta”, "thiên hạ”, “họ”, tức là nó có thể là nguyên-tính hoặc bị bội-tính trong mối tương quan đó.
Một hiện-tính-thể được nhận diện thông qua mối tương giao với thường-nhật- tính dưới hình thức một nhân-dạng/ nhân-thể, tức như là một con người.
Trong truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?”, con người cần được nhìn nhận như là một hiện-tính-thể, tức là sự biểu hiện trong thế gian/ đời sống thường nhật của tính-thể con người. Điều này được thể hiện thông qua cách tác giả xây dựng hình tượng nhân vật “tôi” trong tác phẩm.
“Tôi” trong truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” là một hiện-tính- thể bởi nó được đặt trong tương-thế giao-thể với hai đối tượng: “(1) đối với hoàn cảnh và cảnh giới chung quanh (hoàn-cảnh-thế); (2) đối với tất cả hiện-tính-thể khác (đồng-loại-thể) (tương-thế giao-thể cộng-đồng, cộng-thế)” [1; PL.51].
Thứ nhất, nhân vật tôi trong tác phẩm không hiện lên một cách độc lập, riêng biệt mà được nhận diện trong không gian của đời sống. Tuy nhiên, không gian của đời sống ở đây không chỉ là không gian hiểu theo nghĩa thông thường, mà chính xác hơn ta phải hiểu nó như là thế-gian, tức là không-gian có sự tồn tại và biểu hiện tồn tại của con người trong đó. “Tôi” trong “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” luôn luôn được đặt trong không-gian-tính/ thế-gian-tính của đời sống thường nhật.
Thứ hai, nhân vật tôi trong tác phẩm được xây dựng trong sự vật lộn với chính mình và với “thiên hạ người ta”. Tiếng nói của “tôi” với chính mình (trong tâm tưởng) và tiếng nói của “tôi” với "thiên hạ người ta" là hai tiếng nói có quan hệ đối lập, va đập mạnh mẽ nhưng cũng là một sự đồng-hoá-thể khi tiếng nói của “tôi” với chính mình đã bị đoạ tính vào tiếng nói của "thiên hạ người ta". Khi tôi bị rơi vào và bị nhận chìm trong thiên-hạ-tính, thường-nhật-tính, tức là phải sống với người khác/ người đời thì có nghĩa tôi đang phản bội lại tính-thể của chính mình, tức là tính-thể của “tôi” xuất tính ra theo hướng bội-tính bởi đọa-tính. Liệu hiện-tính-thể có thể giữ được nguyên-tính của mình trong thiên-hạ-tính? “Vì “thiên-hạ-tính” cũng là một đặc-tính nguyên bản của cấu-tính hiện-tính-thể, do đó, “ngã-tính”, “tự-tính” (Selbstein), nguyên-tính không phải là sự-thể khác biệt với “thiên-hạ-tính” mà là “sự biến thể hiện sinh” của thiên-hạ-tính.” [1; PL.54]. "Thiên hạ người ta" chính là “những đồng-loại-thể” và “thường-nhật-tính” trong hoàn cảnh của đời sống thường nhật chung quanh; những cái như-thường-lệ chính là thường-nhật-tính của đời sống.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít phần 3