Con người là một hiện-tính-thể bị đoạ tính trong thường-nhật-tính
Toàn bộ truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” như là một sự trình bày minh hoạ về một đời sống đoạ-tính của một hiện-tính-thể trong thường-nhật- tính (theo quan điểm triết học của Heidegger). Có thể nói, đây chính là chủ đề của truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?”: sự đoạ-tính của một hiện-tính-thể trong thường-nhật-tính.
Thường-nhật-tính: mối tương quan để nhận dạng “nhân-thể” của hiện- tính-thể
Có thể coi con người với cái “tôi” như là một “nhân-thể” của hiện-tính-thể khi thể hiện ra bên ngoài đời sống. Cái “tôi” này được nhận diện thông qua “thường- nhật-tính” của ngã-thể trong tương thế giao tính giữa ngã-thể với đồng-loại-thể” [1; PL.53]. “Tôi” ở đây là “ngã-thể” đặt trong mối tương giao với "thiên hạ người ta"; “ngã-thể” có khả năng bị biến thể trong thường-nhật-tính thành “người ta”, "thiên hạ”, “họ”.
“Thường-nhật-tính” là những cái có tính cách lặp đi lặp lại đến mức trở thành những cái như thường lệ trong đời sống. Trong “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” thường-nhật-tính của đời sống là một sự đông cứng, một trạng thái mà trong đó tất cả các hiện-tính-thể đều đang ở tình trạng xuất tính đến bội-tính, họ tồn tại như những nhân-thể bị phóng thể vào đời sống và bị nhận chìm trong đó.
“Tôi” trong truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” là một hiện-tính- thể/ một ngã-thể trong mối tương quan với thường-nhật-tính của "thiên hạ”. Ở đây, hiện-tính-thể của “tôi” đã bị lung lạc trong đời sống tập thể vô danh, hiện-tính-thể bị lạc mất trong đời sống của "thiên hạ người ta". Hiện-tính-thể trong truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” bị đoạ đày vào trong thường-nhật- tính, bị chi phối, thống trị bởi cái "thiên hạ người ta": “tôi không dám sống, không dám vì “người ta”, "thiên hạ” không cho phép: mọi người phải y như nhau, không ai được quyền khác ai” [1; PL.52]. Đây chính là việc hành động xáo trộn [mua chó] của “tôi” bị từ chối, phản đối bởi mẹ [thiên hạ, người đời]. Khi hiện-tính-thể bị đoạ- tính vào trong thường-nhật-tính của đời sống thì tức là nó đã bị bội-tính, không còn là nguyên-tính nữa. Điều đó có nghĩa là những "thiên hạ người ta" là những hiện- tính-thể bị đoạ-tính, việc “tôi” bị chi phối bởi thường-nhật-tính cũng đồng nghĩa với việc hiện-tính-thể của “tôi” đã đoạ-tính thành cái "thiên hạ người ta".
Hiện-tính-thể “tôi” trong truyện ngắn là một nhân-thể bị đoạ tính đến bội-tính trong thường-nhật-tính. Và cái nhân-thể đó của hiện-tính-thể chỉ có thể được nhận diện trong khi đặt trong thường-nhật-tính của thế-gian, tức là đặt nó trong một mối tương quan.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít phần 12