Con người cá nhân
Với gã đàn ông mặc comple: Ngay từ đầu, lão luôn tỏ ra khó chịu vì bị bà cụ làm phiền. Lão cũng không chút mảy may suy nghĩ, thương cảm trước nỗi đau của người mẹ, trước những mất mát mà chiến tranh mang lại, trước công ơn của các thế hệ đi trước để lão có cuộc sống hòa bình như bây giờ. Nhân vật này là biểu tượng cho những con người sống trong thời bình, khi chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, họ đã quên đi những mất mát, hy sinh, quên đi chiến tranh gian khổ, họ chỉ nghĩ cho cái lợi của bản thân, bỏ lơ nỗi đau của người khác. Bởi thế, khi phê phán nhân vật này cũng là đem đến một lời nhắc nhở, lời cảnh tỉnh cho lối sống của con người thời hậu chiến.
Với cô tiếp viên hàng không: ngay từ đầu, cô luôn tỏ một thái độ lịch sự, kiên nhẫn với bà cụ. Khi bà cụ thắp hương, cô không hề phàn nàn, trách móc những việc đã vi phạm quy định an toàn bay. Cô chỉ im lặng. Đó là sự lặng im thành kính, nghiêng mình trước vong linh người anh hùng, cùng sự xót xa trước nỗi đau của người mẹ. Cô thấu hiểu nỗi lòng bà cụ, một người mẹ mất con mang trong mình những nỗi đau, vết thương không thể xoa dịu.
Với nhân vật “tôi”: ban đầu, người đọc thấy anh quan sát một cách thờ ơ với thái độ không chấp nhặt người già. Nhưng chắc chắn là một người luôn luôn thấu hiểu, có những suy nghĩ sâu xa nên anh đã hành động thật nhanh để giữ lấy khung ảnh. Hành động đẹp đó thể hiện sự biết ơn, cảm phục của anh trước sự hy sinh của người lính không quân, của bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Kết luận
Văn chương là tấm gương phản ánh hiện thực, nhà văn chân chính là người biết gom nhặt những hạt bụi vàng từ cuộc sống mà viết lên trang. Hiện thực thời hậu chiến luôn ẩn chứa trăn trở, suy tư của người cầm bút về số phận con người. Thời gian có thể thay đổi cuộc đời nhưng chẳng thế xóa nhòa những nỗi đau mất mát hằn in trong trái tim người mẹ. Sâu thẳm nhân vật bà cụ trong tác phẩm Mây trắng còn bay chứa đựng bao u sầu, cô đơn, lạc lõng. Còn các nhân vật trông trong thời bình thì thể hiện cái tôi cái cá nhân quá lớn. Họ quên đi mất mát, đau thương, họ không thấu hiểu được nỗi đau của chiến tranh. Đó cũng là trăn trở, âu lo của nhà văn Bảo Ninh. Ông là người lính bước ra từ cuộc chiến trở về với cuộc sống thời bình, hơn ai hết ông chứng kiến mọi sự thay đổi của xã hội, nhìn ra những góc khuất của cuộc sống thời bình dưới con mắt của con người hậu chiến. Người lính ấy nhìn nhận lại quá khứ, nhận thức lại hiện tại, đem đến cái nhìn sâu sắc về con người bằng việc gửi gắm qua tình huống truyện, qua tác phẩm của mình. Ông thể hiện niềm cảm thông, thương cảm cuả tác giả với những bà mẹ có con hi sinh trong chiến tranh, xót xa với số phận con người thời chiến – khi họ ngã xuống ở cái tuổi đẹp nhất, hi sinh cuộc đời để đem lại hoà bình cho dân tộc. Đồng thời là tiếng nói tố cáo chiến tranh, phê phán lối sống cá nhân, ích kỉ của những người thời bình thờ ơ trước những hi sinh của những người đã ngã xuống trong thời chiến. Đó còn là sự chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, vết thương chiến tranh chẳng bao giờ xoá nhòa được, nó còn mãi cùng với sự chảy trôi của cuộc đời như “mây trắng” vẫn bay. Cần trân trọng những hi sinh thầm lặng của con người trước, trong và sau chiến tranh. Quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Bảo Ninh cũng là quan niệm về con người trong văn học giai đoạn 1986.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mây trắng cò bay phần 1