Nội dung nghiên cứu
Khái niệm về quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lí giải, cảm nhận, đánh giá của con người của nhà văn thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua hệ thống phương tiện nghệ thuật. Đối tượng trung tâm là con người, cõi nhân sinh. Mỗi thời đại nhà văn khác nhau lại có những quan niệm khác nhau về con người. Bản thân mỗi nhà văn quan niệm nghệ thuật cũng có sự thay đổi luôn vận động và biến đổi. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn phải tìm hiểu trong tác phẩm của nhà văn đó mới thấy rõ. Thông qua nhân vật bà cụ, nhân vật “ tôi” người kể chuyện, nhân vật tay vận Comple và cô tiếp viên hàng không chúng ta thấy rõ quan niện về con người sau chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh.
Ý nghĩa của quan niệm nghệ thuật về con người
Làm nổi bật lên tính chủ thể. Vai trò chủ thể của nhà văn trong việc miêu tả của nhân vật. Là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá tính nhân văn của một nền văn học. Đánh giá sự đổi mới của một nền văn học, một giai đoạn văn học sau năm 1975. Khắc họa những con người đời tư, cá nhân, khắc họa những bi kịch con người, con người chấn thương, con người sau chiến tranh…Đồng thời đánh giá sự đóng của nhà văn làm nên vị trí, vai trò, tài năng của nhà văn.
Truyện ngắn xoay quanh một tình huống chủ chốt: Có một bà cụ lần đầu được đi máy bay nhờ tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai của bà cho. Khi đi qua vĩ tuyến 17 thì bà lập một cái ban thờ nhỏ trên máy bay. Hóa ra, hôm ấy là ngày giỗ con trai cả của bà cụ - người phi công gần 30 năm trước đã hi sinh trong trận chiến tại sông Bến Hải. Hành động của bà cụ khiến tay vận Comple khó chịu, còn nhân vật cô tiếp viên hàng không và “tôi” thì lặng người đi khi nhìn thấy bức ảnh trên ban thờ nhỏ đó. Vậy chiến tranh đã qua đi nhưng để lại nỗi đau vô cùng to lớn, nó luôn tồn tại ngầm trong một con người. Các nhà văn tập trung xây dựng xã hội mới, con người lạc lõng, cô đơn xuất hiện. Con người cá nhân xuất hiện. Tạo nên giá trị riêng cho nên văn học giai đoạn 1975-1986 và tên tuổi của tác giả Bảo Ninh.
Biểu hiện quan niệm về nghệ thuật về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn được thể hiện trong toàn bộ tác phẩm, có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm có bấy nhiêu chỗ thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người, nhưng yếu tố thể hiện tập trung nhất là cách miêu tả nhân vật.
Cách đặt tên nhân vật chính “bà Cụ”,, Bảo Ninh muốn cho người đọc thấy một con người sống ở hai thời đại. Là nhân vật anh hùng trong thời chiến, nhưng bà Cụ lại là con người cô đơn, xa lạ trong thời bình. Nhân vật tay vận Comple, cô tiếp viên hàng không, nhân vật kể chuyện “tôi” là người sống trong giai đoạn thời bình, công việc đòi hỏi kỹ thuật, năng lực và sự kỉ luận cao. Là người sống trong giai đoạn thời bình nên họ chưa thấu hiển được nỗi đau của người mẹ già mất con. Một nỗi đau không bao giờ nguôi ngoai theo thời gian. Và chưa thật sự hiếu, thông cảm và có cái nhìn nhân văn đối với bà Cụ.
Qua cách miêu tả ngoại hình nhân vật tác giả cho thấy vẻ khác nhau giữa các nhân vật trong truyện. Đối với bà Cụ nhà văn miêu tả “Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”, lưng còng, người gầy guộc. Cho thấy người mẹ già đã nhiều tuổi, thân hình bé nhỏ, sự ốm yếu. Với bà Cụ có con trai hy sinh trong chiến tranh mang trong lòng nỗi đau quá lớn mà thời gian đi qua cũng không thể nào chữa lành được.Vì thế, ngay lần đầu tiên được đi máy bay, khi biết rằn g sẽ được qua miền con trai mình đã hy sinh (trên không phận vĩ tuyến 17), bà đã mang đủ nhữn g thứ cần thiết để có thể thắp nén nhang cho vong hồn đứa con trai yêu dấu (đĩa hoa cúng, mấy cái phẩm oản, nải chuối xanh, một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc, ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thủy tinh đựng gạo. Tất cả ban đầu được để gọn gàng, kín đáo trong chiếc làn mây). Hành động của bà cụ là chưa từng xảy ra trên máy bay, cũng chẳng ai có thể nghĩ sẽ có người làm như vậy trên một chuyến bay.
Phản ứng của các nhân vật trước tình huống này: Với gã đàn ông mặc comple: Lão “hoảng hốt”, nạt nộ cục cằn “Làm cái gì vậy? hả! Cái bà già này!”. Lão phàn nàn về bà cụ “dở hơi” thắp hương trên máy bay: “Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt”. Với cô tiếp viên hàng không, khi thấy hành động bày biện bàn thờ và thắp hương của cụ, cô đã “đứng sững”, “không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn”. Còn nhân vật “tôi”, khi chứng kiến hành động éo le, dị thường của người mẹ già, anh đã có hành động thật đẹp: “Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khun g ảnh”. Biểu hiện quan niệm thông qua hành động, lời nói, cử chỉ của nhân vật.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mây trắng cò bay phần 2