Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mảnh đất lắm người nhiều ma phần 2

Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mảnh đất lắm người nhiều ma phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 14/09/2024

 Khái quát quan điểm nghệ thuật về con người trong tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường

Nguyễn Khắc Trường là một trong những cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Nguyễn Khắc Trường đã khắc họa rõ nét hệ thống nhân vật cũng như thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm.

Có thể thấy, quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học. Nó hướng chúng ta nhìn về đối tượng chủ yếu của văn học. Theo Trần Đình Sử “quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biệ n pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó”.

Xuất phát từ nhãn quan nhân đạo chủ nghĩa, Nguyễn Khắc Trường đã chú trọng phát hiện và thể hiện số phận con người qua những cuộc đời cụ thể gắn với những nỗi niềm riêng tư sâu kín của họ vốn thường bị che khuất bởi các biến cố và sự kiện của thời đại. Đặc biệt với tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, việc lấy đời tư con người làm mảnh đất khám phá những quy luật vĩnh hằng của các giá trị nhân bản đã tạo nên được cái nhìn mới về con người. Nổi bật trong tác phẩm là con người suy tư, phản tính, tha hóa.

  1.  

 Những quan điểm nghệ thuật về con người trong tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma”

Con người nghèo khổ, đói khát, tha hóa.

Ngay từ những trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết, xóm Giếng Chùa đã hiện lên với bộ dạng tiêu điều, xác xơ. Vốn là “xóm vẫn quen đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã”, với cổng làng to đứng sừng sững, những con đường trong làng lát gạch phẳng phiu, song nơi này cũng phải chịu thua khi cái đói quét qua, làm người khi ghé qua xem phải ngạc nhiên mà thốt lên “không dè”. Những bà đồ Ngật, ông Quản Ngư, những người ngày thường vốn là đại gia của xóm, “quen ăn trắng mắc trơn” “Bộ dạng rõ là coi tiền bạc chẳng ra gì”, bây giờ phải sờ đến cả những thứ như bánh ngô, cám mà thường ngày họ vẫn coi là thức ăn cho gà cho lợn.

Với người nghèo thì cái khổ ngày thường của họ trong cái thời buổi này lại dâng lên gấp nhiều lần, tới độ họ dường như không còn sức để kêu cho sự khổ nữa. Đó là cáii chết hết sức đau đớn của lão Quềnh, một ông già “ngơ ngơ ngẩn ngẩn, lúc nhớ lúc quên”, chết vì cơn đau bụng sau khi ăn hết “một nồi ba cơm” của nhà vợ chồng lão làm mướn cho. Người ta cho rằng lão chết vì ma đồi Ông Bụt bắt, nhưng có lẽ không phải như vậy. Cái chết của lão gợi ta nhớ đến cái chết của bà lão trong “Một bữa no” của Nam Cao, chết vì quá no, chết sau khi được ăn một bữa cơm đẫy cái bụng đã trống rỗng quá lâu. Đó là anh Thó, vì kiếm ăn mà giả làm ma ăn trộm trong đám tang nhà người ta, vì kiếm ăn mà anh chấp nhận làm công việc bất lương là đi đào mộ người chết lên. Bên cạnh đó là người đàn bà lôi thôi đến từ cái vùng mà “vì đói quá mà đã có nhà bỏ thuốc trừ sâu vào nồi cháo để ăn rồi cùng chết cho rảnh nợ”, mang theo đứa con gái đã chết, chắc là cũng vì đói; chị dùng đủ chiêu trò để có thể leo lên làm bà chủ trong ngôi nhà mà bà chị làm mướn. Vậy đấy, cái đói đã nhào nặn con người ra chẳng khác nào những bóng ma, vậ t vờ và tha hóa. Những bóng ma đói khát ấy cùng những hành động thấp hèn của họ lại khiến người đọc thấy xót xa hơn là chê cười, bởi rốt cuộc thì họ cũng vì cuộc sống bần cùng mà ra cả thôi.

Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mảnh đất lắm người nhiều ma phần 3

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22