Tóm tắt: Quan điểm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 có nhiều chuyển biến. Qủa thực đến với tác phẩm “Bức tranh”, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn đã đem lại dấu ấn đặc sắc trong lòng độc giả về vẻ đẹp khuất lấp của con người. Qua tác phẩm “Bức tranh” Nguyễn Minh Châu, một lần nữa khẳng định: Hãy nhìn con người từ nhiều góc độ khác nhau, để ta thấy được những mặt khuất lấp trong tâm hồn họ, để rồi ta đồng cảm, thấu hiểu họ. Bản thân mỗi chúng ta cần nhìn nhận lại, suy ngẫm lại về chính mình từng giờ, từng ngày để tránh bỏ lỡ, bỏ quên những điều quan trọng trong cuộc sống.
Từ khóa: Nguyễn Minh Châu, quan niệm nghệ thuật về con người, ánh sáng, chân lý.
Mở đầu
Đối với nghề viết văn, Nguyễn Minh Châu quan niệm rằng: “Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện”. Qủa thực Nguyễn Minh Châu coi con người là tâm điểm, nhà văn luôn coi con người để khám phá, đặc biệt là thế giới bên trong của họ để rồi bạn đọc chiêm nghiệm về chính bản thân mình trong đó. “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về mình” (Trích Bức tranh – Nguyễn Minh Châu).
Nội dung
Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lý giải, cảm nhận về con người của nhà văn thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua một hệ thống các phương tiện nghệ thuật. Bởi vậy đối tượng trung tâm của văn học ắt hẳn là con người, câu chuyện nhà văn hướng đến là câu chuyện về cõi nhân sinh. Quan điểm nghệ thuật về con người không đứng yên mà luôn vận động không ngừng qua từng thời kì. Sự vận động đó cho ta thấy được sự chuyển biến của nền văn học cũng như phong cách, quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn.
Quan niệm sáng tác của Nguyễn Tuân có sự thay đổi được đánh dấu mốc trước Cách mạng Tháng 8 và sau Cách mạng Tháng 8. Nếu trước Cách mạng Tháng 8, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp của thời xưa còn xót lại, vẻ đẹp trong “vang bóng một thời”, cái đẹp chỉ có trong con người tài hoa, nghệ sĩ (hình ảnh Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù). Sau Cách mang Tháng 8, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp đời thường, cái đẹp hiện hữu ngay cả trong những người dân lao động, (hình ảnh ông lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà). Thế nhưng dù hệ thống nhân vật phong phú đến đâu đều chịu sự chi phối chung của quan niệm con người, Nguyễn Tuân cả đời đi tìm chất vàng mười trong con người.
“Điểm nổi bật của văn học đổi mới là xóa bỏ các khuôn sáo cũ của văn học giai đoạn trước, giảm bớt con người chính trị giai cấp, trở về con người nhân bản, tự nhiên, có cá tính, có tình yêu, có bản năng, vô thức, tính dục, có mặt tối, mặt sáng.” (Dẫn luận thi pháp học văn học – Trần Đình Sử). Đặc biệt sau năm 1986, nghệ thuật thời kì này đề cập tới những nhân cách kiểu mới, con người đoạn tuyệt với cái cũ, cái lạc hậu. Văn học luôn đấu tranh với giữa cái mới và cái cũ, cái ác dường như đang thắng thế, cái xấu đang gặm nhấm và hủy hoại nhân cách của con người. Cái ác và cái xấu luôn đấu tranh qua lại, giằng co trong tâm trạng của con người. Bởi vậy chủ đề về đạo đức xã hội được các tác giả quan tâm. Con người trở về với thực tại, đối mặt với cuộc sống hiện thực, phát hiện những cái khuất lấp chìm sâu, mỗi con người là một cuộc đời, có thế giới tâm hồn riêng, cá tính, suy nghĩ riêng biệt, không ai giống ai cả, quả thực cuộc sống không bao giờ dễ dàng đến vậy. Con người qua lăng kính của văn học giai đoạn này có nhiều sự chuyển biến, các tác giả quan tâm nhiều hơn về thế giới tâm hồn, đi sâu vào những trạng thái, tâm lý, nay cả những suy nghĩ ẩn lấp của con người. Và từ sự đổi mới trong văn học, đã thu hút độc giả khám phá về cuộc đời của con người, đôi khi đặt chính bản thân mình vào dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật để từ đó suy ngẫm về chính cuộc đời mình.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Bức tranh phần 2