Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 5

Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 5

Bởi Học văn cô Hà Huyền 14/09/2024
  1.  

Hành động của nhân vật

Truyện ngắn của Mạc Yên ít chú ý đên hành động. Phần lớn là những dòng suy nghĩ lộn xộn của các nhân vật, những dòng suy nghĩ như những mảnh ghép tưởng là tách rời nhau, vô tình được xếp đặt cạnh nhau tạo hiệu ứng chồng xếp của kiểu hội họa lập thể. Tuy nhiên, lối kết cấu đồng hiện lắp ghép này lại có trục lô gic gắn kết đầy bất ngờ. Khi nhà văn đặt bên cạnh trục nhị phân : bất tử- chết, giữa cao cả- thấp hèn, giữa tội ác- tha thứ, giữa ánh sáng và bóng tối.và rồi ánh sáng, cao cả, cái đẹp đã chiến thắng. Để người đọc phát hiện ra quan niệm nghệ thuật và quan niệm con người của nhà văn. Đó là chỉ có cái đẹp của tình người, của sự nhân ái, bao dung mới là bất tử và được người đòi nhớ đến. Nghệ thuật chân chính cần khai thác vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn con người, ca ngợi vẻ đẹp nhân ái của con người. Mỗi nhà văn cần tận tụy giữ gìn sự thanh cao của chính mình và sáng tạo không mệt mỏi để tạo ra cái đẹp cho đời. Sự sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của nghệ thuật.

Tác giả  Mạc Yên đã dùng một vài câu văn với giọng kể lạnh lùng, vô cảm khi miêu tả hành động giết người của tên sát nhân. Hắn giết người như một thói quen, như một trò chơi để truy tìm báu vật với một loạt các động từ “ lôi bao tải đặt vào hố”, “đặt”, “chào”, “đưa hai bàn tay vào cổ” “gẫy rắc” “kéo lê bao tải” “ đẩy mẹ Jane xuống hố”

Tuy nhiên, sau những hành động lạnh lùng, tàn nhẫn đó. Hắn đã ân hận và đau đớn trước tội ác của mình trước sự vị tha nhân từ của chúa: “Hắn đau đớn gục xuống giáo đường, miệng vẫn nở một nụ cười mãn nguyện”. Có lẽ chưa bao giờ hắn nhận ra được sự yêu thương, sự nhân từ của con người nên hắn khao khát và chẳng còn cách nào khác để người ta nhớ đến mình là biến thành tên hung thủ giết người. Hắn có thể bị mắc một căn bệnh tâm lý đó là căn bệnh sợ sự cô đơn, sợ bị lãng quên, sợ bị vứt bỏ, sợ cả cái chết.  Bi kịch cô đơn của hắn có lẽ là bi kịch chung cho loài người.

Khi những hành động lạnh lùng của hắn khép lại theo trang sách là lúc hành động của Ông T.A  “ gấp sách”, “vặn sáng”, “ trốn vào một góc” “ngước nhìn ra cửa”,“cô đơn ngắm nhìn cái thế giới ảo mộng”” nhìn ra cửa” “nhìn lại căn nhà”"buông tay”” một mũi dao xuyên qua cửa”. Nhân vật được đặt trong không gian căn phòng cũ kĩ hơn bao mươi năm chưa từng có người đến thăm, chưa từng có người bầu bạn. Ông cô đơn trong thế giới riêng của mình và làm bạn với những nhân vật trên trang sách.Thế giới ngoài kia như tách biệt xa lạ với ông, lạnh lùng, khủng khiếp.  Bởi vậy,khi có người bên cục lưu trữ đến thì ông như rơi vào trạng thái giả tưởng, hoang tưởng nghĩ rằng tên sát nhân trong truyện là con người thực đang tìm đến mình để làm công việc giết người hàng ngày của anh ta.  Sau đó ông từ chối việc chuyển giao vì nghệ thuật không thể sao chép nó. Ông chấp nhận cái chết của mình để bảo vệ sự bất tử của nghệ thuật. Bên cạnh ông là “Ánh sáng chẳng mấy chốc đã ngập tràn trong căn nhà nhỏ. Ánh sáng ấy là thứ ánh sáng cao quý trong tâm hồn người nghệ sĩ già. Từ đó nhà văn khẳng định quan niệm nghệ thuật của mình : Nghệ thuật là địa hạt của sự sáng tạo. Sự sáng tạo là nguồn sống vĩnh viễn của nghệ thuật.

Như XantukhopSedrin khẳng định “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Nhà văn Nam cao đã từng nói “ nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối” và “ văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”

Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 6

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22