Ngôn ngữ của nhân vật
Thật sự sẽ chưa đủ nếu khẳng định thành công của tác phẩm nghệ thuật mà không đề cập đến đóng góp của ngôn ngữ. “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học,…ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn…” [23, tr.185].
Nghiên cứu truyện ngắn “ Bất tử” của Mạc Yên không thể không đề cập đến ngôn ngữ nhân vật.
Nếu nhân vật hắn tác giả chủ yếu xây dựng ngôn ngữ độc thoại với rất nhiều câu hỏi tu từ, cấu trúc trùng điệp bộc lộ thân phận cô đơn của con người hắn trong cuộc sống hiện tại. Và khát vọng cháy bỏng “ ngườ i ta nhớ đến hắn” (13 lần)
“Nhưng đâu có ai nhớ hắn, người ta nhớ nhung hắn, hắn sẽ được người nhớ tới, người cũng đã nhớ tới hắn rùi
Làm sao hắn nhẹ lòng được nhỉ?
Dưới chân người có ai không như hắn đâu? ấy thế mà rất đơn giản để người đời nhớ nhau, còn hắn cứ làm hết tất cả để mọi người đừng quên mình
Người ta không ai nhớ hắn cả, hắn phải làm gì đó
Nếu cái chết của mẹ cũng làm người ta nhớ hắn thì sao?
Không sao cả hãy cứ để mười hai cái chết kia hóa thành vị thánh trong lòng người từ đơi này sang đời khác.
Hắn chết đi cũng sẽ nằm dưới đất như mẹ Jane lại một lần nữa sao cái thân xác cao quý như mẹ jane lại có thể trên cùng mottj tinh cầu với hắn được chữ?thật không đúng chút nào?”
Thì khi xây dựng nhân vật người bên cục lưu trữ, anh lại chủ yếu được nhà văn khắc họa qua ngôn ngữ đối thoại: vừa như nài nỉ, cầu khẩn vừa như để bộc bạch tâm tư của một con người đam mê cái đẹp và cả những ân hận, cảm thấy có lỗi khi mình không nhận ra giá trị ấy sớm hơn: “Tôi biết tôi còn quá trẻ quá đơn độc và cũng không thể đại diện cho những quan niệm cũ gủi đến ông lời xin lỗi. Nhưng chúng tôi xin lỗi, xin lỗi vì đã không nhận ra giá trị ấy sóm hơn”.
Có lẽ con người vẫn thế, họ vẫn thường vô tình trước những sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ. Họ luôn nhìn ra giá trị thực dụng từ vật chất, tôn thờ nó thành “ chủ nghĩa vật chất”. Khi những giá trị tinh thần bị lãng quên, con người đánh mất mình, họ chỉ là một con rôboot không hơn không kém, chết ngay khi đang sống. Vậy cần làm gì? Làm gì để con người sống đúng là con người? Cần làm già để nghệ thuật trở về đúng vị trí của nó? Câu hỏi lớn chưa có câu trả lời. Chỉ có gì đó là Niềm tin và sự Hy Vọng như thứ ánh sáng từ ánh nến tràn ngập giáo đường và cả tiếng đồng ca thanh thoát cao vút, tiếng đàn organ, hơi ấm của con người và nụ cười mãn nguyện kết thúc tác phẩm:
“Anh quỳ sụp bên cạnh cái xác đã cháy đen.
Anh hấp tấp đưa mắt lên đọc thật kĩ từng nét hoa văn chạm điểm “ một thế giới rất rộng, một con người tầm thường vẫn cô đơn, một ước mơ cháy rực màu sai lầm”
Anh âm thầm ngắt bộ kết nối
Anh chậm rãi thuật lại bên chiếc máy không có khuôn mặt
Nhập lại dòng chữ trên tài sản còn sót lại từ xác người nghệ sĩ già”
Ấn tượng sâu đậm là lời của nhà văn V.A khi đối thoại với người bên cục lưu trữ và với chính mình: ông đặt ra ranh giới của kẻ xấu và người tốt, cái tầm thường và cái cao cả, cái xấu và cái đẹp. Để khẳng định quan niệm nghệ thuật đầy tính nhân văn của minh:
“Nghệ thuật không phải là kí ức để kẻ tốt và người xấu cùng bất tử vào đó, không phải là tinh cầu bao dung có thể an nghỉ mọi linh hồn đã mất”
Ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện “ Bất tử” mang hơi thở cuộc sống đương đại. Đó là ngôn ngữ mang tính tốc độ ngắn gọn, chứa nhiều thông tin phù hợp với nhịp sống của thời đại mới, có sự cách tân với sự biến hóa trong sử dụng từ vựng,cấu trúc cú pháp. Đồng thời nhà văn chú ý tạo ra một giá trị mới cho ngôn ngữ, giải phóng ngôn từ khỏi những nghi thức và định kiến cũ mòn. Ngôn ngữ vì thế bớt đi vẻ mượt mà trau chuốt mà trực diện, thô nhám.
Ý thức tung phá, nổi loạn, không chịu đóng gông vào một chuẩn mực nào của ngôn ngữ đã trở thành lực đẩy giúp Mạc Yên tái tạo những hình tượng nghệ thuật mà không phải mọi công chúng đều có thể đọc, hiểu và đồng cảm, nhất là đối với “những ai quen đóng chặt cửa, những ai chưa quen gió máy, hoặc ít được thấy những vùng không gian thoáng đãng” thì càng dễ dị ứng. Ở tác giả này, văn bản nghệ thuật trở thành một ma trận ngôn từ với những đường dích dắc, gấp khúc không thể dễ dàng tìm ra mắt xích khởi nguyên.
Thường gặp nhất trong kỹ thuật dụng ngôn của nhà văn là cách thức hoàn cảnh hóa ngôn ngữ văn học. Những sinh ngữ được tác giả khai thác theo chiều kích mới không còn tuân theo chuẩn từ điển mà gắn chặt với bối cảnh sinh ra chúng; một khi tách khỏi ngữ cảnh, chúng trở nên không thể giải thích và vô nghĩa. Đứng trước thực trạng xã hội bị công nghệ hóa, khoa học hóa, vi tính hóa, nhu cầu đối thoại trực tiếp dường như suy giảm đến mức tối thiểu, con người giao tiếp với nhau thông qua những máy móc trung gian. Đó là cơ sở hình thành một hố thẳm ngày càng nới rộng chiều kíc h giữa các cá thể trong cộng đồng, một thứ a xít có nguy cơ hủy hoại cuộc sống tinh thần của con người. Trong “bất tử”!, tác giả đã cho thấy sự hiện diện của ngôn ngữ mạng đã phần nào thủ tiêu sự trong sáng, vẻ đẹp của tiếng Việt và cũng thiêu trụi bản chất của sự thật sau những con chữ vô tình, vô âm sắc:
“Dữ liệu bị lỗi cần được tiếp cận bản gốc
Dữ liệu bị lỗi cần được khai thác khái niệm
Dữ liệu bị lỗi cần được làm thêm các phép tu từ
Dữ liệu bị lỗi cần được tiếp cận bản gốc
Hắn đứng đó trong dòng người cầu nguyện
Dữ liệu bị lỗi cần được tiếp cận tác giả chính danh
Ngườ i ta bắt đầu nhận ra sự khác lạ từ con người hắn
Dữ liệu bị lỗi cần được tiếp cận tác giả chính danh”
Cũng như văn chương hậu hiện đại, trong truyện ngắn, Mạc Yên không hề che giấu khát vọng tạo sinh một trật tự ngôn ngữ mới, trong đó tất cả mọi trò chơi ngôn ngữ, kể cả ngộ luận (paralogie), đều có quyền hiện diện. Điều này thể hiện rõ nhất ở hệ thống thuật ngữ thời hiện đại được nhà văn khai thác và đưa vào tác phẩm: “lửa không rực lên cao, lửa này rực vào địa ngục, hắt người vào chiếc vòng uốn cong vĩ đại không thấy bề nghiêng” “như một con ngứa vô hình điểm lên mạng người”, “hơi đất đã lấp đầy mộ vực” “vũ trụ trầm loạn” “thế giới tan thành ảo ảnh, thấm tuột vào thứ dung môi đặc quánh hun hút sâu, ngồn ngộn hộ thành một búi bóng bẩy dưới ánh mềm mại đong đưa”, “dòng sông phẳng lì dựng đứng”
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 7