Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 4

Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 4

Bởi Học văn cô Hà Huyền 14/09/2024
  1. Dòng ý thức nhân vật

Tác giả Mạc Yên không miêu tả về ngoại hình nhân vật và đi sâu vào dòng ý thức của họ. Dòng ý thức là khái niệm xuất hiện chủ yếu trong văn học hiện đại. Nó nhằm hướng tới tái hiện đời sống nội tâm, liên tưởng, cảm xúc. Thuật ngữ này là trường hợp cực đoan của độc thoại nội tâm khi mcác mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khôi phục lại.[31;107]

Mạc Yên xây dựng nhân vật của mình chủ yếu qua những dòng ý thức, dòng hồi tưởng. Nhân vật luôn sống với những dằn vặt và đau khổ của chuyện quá khứ, những suy nghĩ miên man

 “Xây dựng dòng ý thức, các nhà văn cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện, không chú ý bối cảnh, ngoại cảnh, câu văn không dùng dấu chấm, dấu phẩy. Các nhà văn sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật mới như đảo ngược thời gian, thời gia n đồng hiện, hòa trộn thực hư, hiện tại, quá khứ, tương lai”. [23, tr.93].

Trên thế giới, dòng ý thức có thời điểm trở thành một “xu hướng sáng tạo văn học” và đã từng có những đại diện tiêu biểu Jame Joyce – Ulysses, Marcel Proust – Đi tìm thời gian đã mất. Song, kể từ lúc Hemingway vận dụng kỹ thuật dòng ý thức vào truyện ngắn nổi tiếng Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro (1936), đến nay, ở truyện ngắn, sức mạnh tiềm tàng của kỹ thuật ấy đã ảnh hưởng vô số nhà văn trên khắp thế giới.

Đọc truyện ngắn Mạc Yên, độc giả sẽ gặp ở đây lối trần thuật dung dị, đề tài thường chẳng to tát, người kể chuyện cứ điềm nhiên (có phần tưng tửng), cái đắc địa nhất nằm ở cách xây dựng dòng ý thức nhân vật. Vì vậy, độc giả tiếp xúc với truyện có cảm giác như đang thâm nhập vào bên trong để “xem trộm” nhật ký tâm trạng của mỗi người. Nhân vật không theo một quy luật, một nguyên tắc trước sau của thời gian hiện thực mà theo cách cảm nhận riêng. Cùng với nó, sự đồng hiện thời gian càng khắc sâu dòng ý thức, làm cho độc giả cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật để rồi trải lòng ra thấu hiểu cõi nhân sinh trong hành trình của mỗi kiếp người.

Đi vào “Bất tử”, mọi sự kiện như bị xoá nhoà bởi dòng ý thức miên man của các nhân vật: nhân vật hắn,nhà văn T.A, nhân vật Tôi .Người kể chuyện ( anh lưu trữ) kể câu chuyện về cuộc đời của nhà văn T.A và những tác phẩm của ông. Trong đó có câu chuyện của tên sát nhân giết người hàng loạt, đã giết mẹ Jane để mong nhân loại nhớ đến mình. Ông nhà văn vĩ đại ấy đã bị thiêu trụi trong những xấp giấy gom hơn 30 năm qua để bảo vệ sự bất tử của nghệ thuât sáng tạo khi chống lại sự sao chép, mô phỏng nghệ thuật của người đời.

Những nhân vật đều mang trong mình một kiểu cô đơn đến bất tận. Thì ra, cuộc sống của con người Hậu hiện đại là thế: người ta dườn g như tự đánh mất mình, đánh mất những giá trị đạo đức cao đẹpđánh mất tình thương yêu. Tuy nhiên khi sự sống thể xác của hai con người vĩ đại kia kết thúc là lúc hai con người tội lỗi nhận ra sai lầm và thức tỉnh rằng “ một thế giới rất rộng, một con người tầm thường vẫn cô đơn, một giấc mơ cháy rực màu sai lầm”  và “dù có chôn chung trong một tinh cầu, dù có nhớ cùng dòng kí ức, giá trị của hắn và mẹ Jane là hoàn toàn khác biệt. Hắn đau đớn gục xuống sàn giáo đường, miệng vẫn nở một nụ cười mãn nguyện” Sự mãn nguyện của một con người đã nhận ra chân lý của sự bất tử. Bất tử của tình người và nghệ thuật.

Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 5

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22