NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN “BẤT TỬ” CỦA MẠC YÊN
Biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người tập trung qua cách miêu tả nhân vật. Nhân vật là phương tiện , yếu tố để thể hiện quan niệm nghệ thuật con người của nhà văn trên các phương diện: tên gọi, dòng ý thức, hành động, ngôn ngữ...
Tên gọi: Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật
“Nhân vật là thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây,…được gán cho những đặc điểm giống với con người” [28, tr. 1254].
Sinh ra trên đời ai cũng có một cái tên, khi cha mẹ đặt tên cho con, cái tên chứa một ước mơ hay một kỷ niệm nào đó trong cuộc đời. Đi vào tác phẩm văn học đặt cho nhân vật một cái tên hoặc tẩy trắng tên nhân vật đều theo sự sắp đặt có tính trước của nhà văn, điều này cũng cần một tiêu chí thích hợp để khiến “con người này” khác với số đông hoặc giống với số đông, khiến sản sinh được hiệu ứng nghệ thuật tương ứng hoặc cho thấy khuynh hướng của nhà văn phản ánh ý chí của tác phẩm.
Việc đánh mất xuất xứ hoặc “cô đặc” cái tên đến tận cùng thể hiện bước tìm tòi đổi mới của các tác gia hiện đại, tiêu biểu: Lâu đài (F.Kafka), Trăm năm cô đơn (G.Marquez), A.Q, (Lỗ Tấn) và Chí Phèo (Nam Cao)…Cái tên chỉ như một kí hiệu nhưng chứa đựng mọi ước mơ hoài bão của ông bà, cha mẹ. Nhà văn Lỗ Tấn đặt tên A.Q chẳng những họ mơ hồ mà tên “cũng không có gì làm chứng”. A.Q thiếu thốn về mặt vật chất nhưng lại “giàu phép thắng lợi tinh thần” tồn tại phổ biến trong “linh hồn người nước chúng ta” và ảnh hưởng nhiều nước trên thế giới lúc đó. Cái tên A.Q nực cười, nhưng sau tiếng cười khiến cho con người ta thức tỉnh một cách sâu sắc.
Trong làng truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX, Nam Cao đã từng đau đầu với Những chuyện không muốn viết (1942), vì viết cái gì, đặt tên gì họ cũng bảo ám chỉ họ. Đến khi Chí Phèo xuất hiện. Chí xem như hiện tượng có một không hai ở Việt Nam. Chí không có họ hàng, bà con, không lý lịch, người đời chỉ biết anh sinh ra từ cái lò gạch bỏ hoang, chết đi và tái sinh quanh quẩn đâu đó cũng ở cái lò gạch cũ. Chí vừa cái riêng cũng vừa cái chung cho bao kiếp người “chết mòn” cả về thể xác lẫn linh hồn. Khát vọng trong Chí có bùng lên rồi vội vàng lịm tắt như tiếng thét đòi lương thiện ở nhà Bá Kiến.
Sang thế kỷ XXI, tiếp nối và cách tân, nhà văn Mặc Yên đã làm mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật đậm đặc trong sáng tác của mình. Nhân vật chính không có lý lịch, không tên tuổi. Xét từ góc độ kết cấu và cách xây dựng nhân vật, mờ hoá và tẩy trắng tên nhân vật thích hợp với hoàn cảnh sống và biểu hiện số phận nhỏ bé lẽ loi của nhân vật. Từ đầu truyện đến cuối truyện ta không biết nhân vật tên gì, đến từ đâu? vì vậy, buộc chúng ta định danh nhân vật dựa vào nghề nghiệp, tuổi tác…
Tên nhân vật trong truyện “ bất tử” được gắn với ngôi xưng như: hắn( tên giết người hàng loạt) cách gọi tên này thể hiện thái độ miệt thị, phê phán. Hắn bị đánh mất, nói đúng hơn bị tước mất lý lịch. Tính chất phiếm chỉ này cho thấy Hiện đại và Hậu hiện đại con người không còn cá nhân rực sáng như một bản thể trọn vẹn mà chỉ như một mảnh vỡ, một phiến đoạn cuộc đời. Nhà văn cố tình làm mờ hóa và tẩy trắn g tên nhân vật. Vì vậy, họ không còn cá nhân đơn lẽ mà cái chung của mọi số phận. Điều đó nói lên con người trong xã hội Hậu hiện đại bất tận trong cõi cô đơn, nhiều khi họ loay hoay để cố gắng thoát sự cô đơn “ đấy, dưới chân Người, có ai mà không như hắn đâu? Ấy thế mà rất đơn giản để người đời nhớ nhau, còn hắn làm hết tất cả để mọi người đừng quên mình”, cố gắng tìm kiếm đâu là “vàng đâu là rác” trong cuộc đời này. Và rồi cuối cùng trong tình yêu thương con người, hắn chợt nhận ra : “ dù có chôn chung trong một tinh cầu, dù được nhớ cùng dòng kí ức, giá trị của hắn và giá trị của mẹ Jane là hoàn toàn khác biệt”. Vậy để bất tử con người ta phải có lòng nhân từ, bao dung. Và mỗi tác phẩm nghệ thuật bất tử là phải khai khác, đề cao giá trị nhân văn đó qua mỗi ngòi bút sáng tạo của nhà văn. Bên cạnh đó ông T.A ( nhà văn), anh (người làm trong bộ phận chuyển giao), cả mẹ Jane cũng dễ lẫn vào những ông nhà văn, bà xơ, nữ tu của thiên chúa giáo .
Trong những tác phẩm khác của anh, Mạc Yên cũng lựa chọn những tên gọi với thủ pháp mờ hóa, tẩy trắng tên nhân vật như: Giáo sư G, vợ anh quay phim, ông chủ nhiệm, cô đóng phim, một quân nhân, đoàn hình nhân.. ( liên truyện), Gã, Hắn (cái chết pruh nơi lưng chừng trời), thầy hiệu trưởng ( lời thời gian).. để thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của anh.
Họ xuất hiện đột ngột, không xuất xứ, hệt như bị vô tình ném ra giữa cuộc đời – những thân phận vô danh trong vòng quay bất tận của cuộc sống. Cách định danh như thế làm cho con người có nguy cơ bị thủ tiêu, bị hủy hoại bản sắc cá nhân, đánh mất quan hệ với đồng loại – nhân tố cốt lõi làm nên chân giá trị của mỗi cá thể như quan niệm về con người và thế giới của văn chương truyền thống. Với thủ pháp này, người viết buộc người đọc tiếp xúc với hình tượng bằng điểm nhìn từ phía bên ngoài. Nhân vật dường như chỉ là cái bóng của hiện thực, là những khuôn mặt tượng trưng cho một loại người trong xã hội: vô tình, vô lương tâm, bàng quan, lố bịch, hợm hĩnh, vật dục,… Ở họ luôn tiềm tàng nỗi lạc loài, cô đơn, tâm trạng hoài nghi trước cuộc sống, mất khả năng giao tiếp, khó hòa hợp với thế giới xung quanh.
Qua cách gọi tên nhân vật của mình, mỗi nhà văn đều thể hiện cách cắt nghĩa lý giải về con người, thể hiện quan miệm của mỗi nhà văn về thân phận người.
Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong truyện ngắn Bất tử phần 4