Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 6

Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 6

Bởi Học văn cô Hà Huyền 07/11/2024

Truyện ngắn Tiền của Trần Quang Lộc, nhà văn sử dụng nhiều các từ ngữ, ngữ điệu khẩu ngữ qua lời nói của các nhân vật “khỏe cái con mẹ mày”, “Cút ngay”, “Khốn nạn, đồ đĩ rạc”, “Tưởng ai hóa ra con mẹ bán rau chợ trời”, “Đồ dâm đãng”, “Đời mày chẳng khác chó gì đâu con ạ”, “Khiếp! Uống cho cố vào rồi đêm nào cũng mê sảng la ó, quẫy đạp lung tung chẳng cho ai ngủ”. Hay trong Hoa đèn của Huỳnh Kim Bửu “Mày nói láo”. Và trong Gã lái chó của Lê Hoài Lương cũng xuất hiện hàng loạt những ngữ điệu thông tục, suồng sã “- Mày nhầm hướng rồi! Đi qua tao thì tới chuồng heo đấy!”, “Mặc mẹ nó nợ nần!”, nhà văn cũng 3 lần lặp lại “lạy Chúa”. Lời kể dân dã của nhân vật “mình” trong Con Bin và người hàng xóm của Trần Quang Khanh, “Cậu nhóc trộm gà phải một phen chết khiếp!” khi bị nhân vật “mình” xô ngã và đè chân lên ngực cho đến khi nghe được mệnh lệnh của ông chủ mới thôi. Truyện ngắn Chẳng liên quan gì nhau của Lê Hoài Lương cũng xuất hiện kiểu câu suồng sã - lời của ông quan phốp pháp rúm ró trong clip “Úi chu cha! Tậu (tội) em anh K. quơi (ơi)… Em đảng viên!… Một đời em… Em mất hết rầu (rồi)… Anh tha cho em! Tha cho em, anh K. quơi (ơi)!…”, những câu nói được phát lên như một sự châm biếm cho những con người mà chính cái tên gọi “phốp pháp phương phi” mà nhà văn “ưu ái” dành riêng danh xưng gọi, gợi trong liên tưởng bạn đọc bản chất của nhân vật, rồi một lượt lời của cán bộ lão thành cách mạng rành chữ Hán, máu nghệ sĩ chịu chơi “Thằng ngu mới bị lộ. Chuyện xưa như trái đất. Thời này trai gái bị lộ gọi là hủ hóa, không bị lộ gọi là sướng hóa!”, cách giới thiệu cán bộ lão thành cách mạng đi kèm “rành chữ Hán”, ngầm hiểu cán bộ lão thành phải là người am hiểu và là người nhà Nho, nhưng lại có những phát ngôn trái với hình ảnh của lão. Nhà văn chỉ rõ được bản chất đằng sau những cái danh nổi bên ngoài. Lê Hoài Lương còn sử dụng 2 lần từ đặc biệt “má mì” để chỉ cho những nữ sinh trong môi giới mại dâm “Chuyện ì xèo càng lớn khi cơ quan chức năng phát hiện trong di động các nữ sinh có cả số máy hàng loạt quan chức đầu tỉnh. Tất nhiên lời khai của các nữ sinh - “má mì” này chưa đủ chứng cứ để kết tội các vị quan chức”, trong một diễn biến khác với “ông chủ tịch tỉnh biên giới phía bắc”, “Lời khai và số điện thoại ông trong máy cô học sinh “má mì” mấy năm tù, không đủ chứng cứ to chuyện với một quan chức có cỡ”, trên những trang báo điện tử một năm trở lại đây hay đăng với những “tit” “sugar baby và sugar daddy”, những vấn đề thời sự này được nhà văn xâu chuỗi trong những chuyện tưởng chừng như không liên quan nhưng xâu chuỗi chúng lại, tạo được một sự gặp gỡ liên quan đến bất ngờ ở truyện ngắn Chuyện chẳng liên quan gì nhau. Lê Hoài Lương là người có tài đẩy đưa những mạch rời rạc kết dính dễ dàng, đưa người đọc cảm nhận được sự trào phúng trong cách viết Chuyện chẳng liên quan gì nhau, là một nhà văn đầy kinh nghiệm cầm bút, ông biết cách cầm thế nào cho chuẩn, viết thế nào để chữ không bị nhòe, mỗi chữ của ông đều thật sự tròn vẹn, những nét đầy tinh tế, sáng tạo những cách gọi, “má mì” phỏng theo tiếng nói nôm na có thể hiểu là người phụ nữ sinh ra mình hoặc nuôi dưỡng mình, có thể gọi là “mẹ”, “má”, “u”, “bầm”,… tùy vùng miền. Khi ông dùng “má mì” để gọi những cô nữ sinh trong môi giới mại dâm, không phải ông có ý khiếm nhã, mà đây như một sự hàm ẩn trái ngược, đó là những cô gái đang độ tuổi đi học, xét về góc độ tuổi, sự chênh lệch đó có thể khái quát bằng quan hệ cha - con, xác đáng những nữ sinh này chỉ đáng tuổi của con cháu của những người như “phương phi” trong truyện, qua câu nói của cán bộ lão thành cách mạng rành chữ Hán “Tới ngần này tuổi, tao mới hiểu ra cuộc cách mạng vĩ đại nhất là cách mạng bia ôm. Mình tám mươi, các em vẫn “trẻ hóa” cho mình đến năm tám mươi tuổi khi cứ gọi “anh” ngọt xớt, hà hà…”.

Trong Bức chân dung dang dở của Lưu Thị Mười, nữ văn sĩ cũng dùng hàng loạt kiểu câu ngắn gọn với những phát ngôn của các nhân vật trong truyện để thể hiện rõ cuộc sống gia đình của một cặp vợ chồng ở khu mà vợ chồng Miên mới chuyển tới, “gã” chồng đó luôn miệng chửi chị Hoài “Mầy giấu tiền chi? Mầy còn muốn gì? Ăn ngon, mặc đẹp, mọi thứ trong nhà không thiếu, nhìn xem xung quanh có ai ở không ăn trắng mặt trơn như mầy? Lại còn dám bòn tiền chợ? Gửi cho con mầy hay cho cha nó? Mà con mầy làm gì có cha? Đồ đĩ… Tiền tao làm bằng mồ hôi nước mắt để mầy phá à?”, “Mầy rảnh chắc? Đi dô, ai biểu quét dùm, rảnh dô nhà ngủ cho mập thây còn được việc hơn”, “Nó có gì mà tao không có. Đồ đĩ. Mầy thèm lắm sao? Mầy nằm với nó mấy lần? Ở đâu? Trong nhà tao hay ngoài suối?”, những câu nói còn thể hiện bản tính của gã “Khốn kiếp! Bọn điếm chỉ vòi tiền là giỏi. Đĩ chết bà! Mấy thằng bạn hàng chết tiệt! Làm ông mất mấy chai!”. Những từ ngữ thô tục được lẫn vào trong những câu nói cất lên từ gã đàn ông bản tính hay chửi vợ mình thì không có gì là lạ, ngược lại, còn đưa nhân vật lên mức dấu ấn khiến người đọc phải “ghét” và thương xót cho chị Hoài.

Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 7

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22