Tác giả |
Tên tác phẩm/ Thể loại |
Các từ ngữ khẩu ngữ, phương ngữ, từ cũ |
Huỳnh Kim Bửu |
Hoa đèn (truyện ngắn) |
Áo bành tô [Tr. 21] (khẩu ngữ, danh từ): áo khoác ngoài dài. Láo [Tr. 26](khẩu ngữ, tính từ): sai, bậy, không kể gì đến khuôn phép, sự thật. Bay [Tr. 26] (khẩu ngữ, đại từ): chúng mày. Thói [Tr. 26] (từ cũ, danh từ): lề lối lâu ngày đã thành nếp. Ổng [Tr. 31,32] (phương ngữ/khẩu ngữ, đại từ): ông ấy. Chục [Tr. 32] (phương ngữ, danh từ): số gộp chung mười đơn vị làm một. Phen [Tr. 33] (khẩu ngữ, danh từ): lần xảy ra sự việc thường là quan trọng, đáng chú ý). Quàn [Tr. 33] (từ cũ, động từ): chôn tạm một thời gian trước khi mai táng, theo một phong tục thời trước. |
|
Trồng trầu thả lộn dây tiêu (bút kí) |
Quanh đi quẩn lại [Tr. 35] (khẩu ngữ): trở đi trở lại mãi (cũng chỉ có thế). Chi [Tr. 36] (phương ngữ/ khẩu ngữ): gì. Bỏ bê [Tr. 36] (khẩu ngữ): bỏ mặc, không quan tâm, chăm nom gì đến. Tệ hại [Tr. 36] (khẩu ngữ, phụ từ): quá đáng lắm, không thể hình dung nổi. |
Trần Quang Lộc |
Chuyện kể trong mùa lũ (Bút kí) |
Mánh mung [Tr. 285] (khẩu ngữ): mánh khóe làm ăn (nói khái quát). Chỉ chỏ [Tr. 285] (khẩu ngữ, động từ): dẫn dắt, mách bảo trong việc mua bán để kiếm hoa hồng. Huỵch toẹt [Tr. 285] (khẩu ngữ, động từ): nói toẹt ra, không cần giữ gìn ý tứ gì cả. Cha [Tr. 285] (phương ngữ/ khẩu ngữ, danh từ): từ dùng để gọi người đàn ông thuộc hàng bạn bè hàm ý thân mật. Văn nghệ văn gừng [Tr. 285] (khẩu ngữ): văn nghệ Cùi chỏ [Tr. 286] (phương ngữ): cùi tay. Chồm hổm [Tr. 286] (phương ngữ, động từ): ngồi chồm hổm. Nó [Tr. 286, 287] (khẩu ngữ, đại từ): từ dùng để chỉ người, vật hay sự việc vừa nêu ngay trước đó, có tính chất nhấn mạnh hoặc để cho lời nói tự nhiên hơn. Tui [Tr. 286, 287] (phương ngữ, đại từ): tôi Chi [Tr. 287] (phương ngữ/ khẩu ngữ): gì. Bố lếu bố láo [Tr. 287] (khẩu ngữ): vô lễ, hỗn xược. Tốt nghiệp tốt nghề [Tr. 287] (khẩu ngữ): tốt nghiệp, hàm ý nhấn mạnh với sắc thái âm tính. |
|
|
Đâm [Tr. 287] (khẩu ngữ, động từ): sinh ra, chuyển sang trạng thái khác thường là xấu đi. Ảnh [Tr. 287] (phương ngữ/ khẩu ngữ, đại từ): anh ấy. Hở [Tr. 287] (khẩu ngữ, trợ từ): hả, nhưng nghĩa thân mật hơn. Đui [Tr. 287, 298, 301] (phương ngữ, tính từ): mù. Bộ [Tr. 288] (khẩu ngữ, danh từ): khả năng, năng lực xét qua cử chỉ, dáng vẻ bề ngoài, nhìn một cách tổng quát (thường hàm ý coi thường). Quách [Tr. 288] (khẩu ngữ, phụ từ): (làm việc gì) ngay đi cho xong, cho khỏi vướng bận. Can hệ [Tr. 288] (từ cũ, tính từ): hệ trọng. Bắt đền [Tr. 288] (khẩu ngữ, động từ): phải bắt đền, phải bồi thường vì đã làm cho bị thiệt hại. Mô tê [Tr. 288] (khẩu ngữ, trợ từ): từ ngữ dùng để nhấn mạnh ý phủ định, hoàn toàn không hiểu, không hề biết gì cả. Độc mồm độc miệng [Tr. 289] (khẩu ngữ, tính từ): hay nói những lời gở, không lành. Dại gì [Tr. 289] (khẩu ngữ): không nên làm việc gì đó, làm là dại. Mồm năm miệng mười [Tr. 290] (khẩu ngữ): lắm mồm lắm miệng, nói hết cả phần của người khác (hàm ý chê). Dẻo quẹo [290] (khẩu ngữ, tính từ): rất dẻo. Lũ [Tr. 291] (khẩu ngữ, danh từ): tập hợp đông người có chung một đặc điểm hay cùng tham gia một hoạt động nào đó (thường hàm ý coi khinh hoặc thân mật). Ba xạo [Tr. 291] (phương ngữ, tính từ): xạo. Bỏ mẹ [Tr. 291, 300] (thông tục): tổ hợp biểu thị ý chửi rủa, hăm dọa, có nghĩa như “cho chết”. Đếch [Tr. 291 (2)] (thông tục, phụ từ): từ biểu thị ý phủ định dứt khoát một cách thiếu nhã nhặn. Cà rá [Tr. 291 (2)] (phương ngữ, danh từ): nhẫn. Đểnh đoảng [Tr. 294] (khẩu ngữ, tính từ): đoảng. Thiệt [Tr. 297] (phương ngữ): thật. Ngoẻo [Tr. 297] (thông tục): chết (hàm ý coi khinh). Tồi tội [Tr. 297] (khẩu ngữ): hàm ý tội, thương cảm. Coi mắt [Tr. 298] (phương ngữ, động từ): xem majwtj. Năm mư [Tr. 298] (khẩu ngữ): năm mươi. Dài ngoẵng [Tr. 298] (khẩu ngữ, tính từ): dài quá, gây cảm giác không cân đối. Gớm [Tr. 299] (khẩu ngữ, tính từ): có những gì đó ở mức độ khác thường (thường hàm ý mỉa mai). Muc kỉnh [Tr. 299] (từ cũ, danh từ): kính đeo mắt cho người già hoặc người mắt kém. Chết tiệt [Tr. 300] (thông tục, động từ): chết sạch, không còn sót một người nào, thường dùng để nguyền rủa. Nhóc [Tr. 301] (khẩu ngữ): trẻ con (hàm ý thân mật, vui đùa). Đánh [Tr. 301] (khẩu ngữ, động từ): diễn ra một hành vi cụ thể thuộc sinh hoạt hằng ngày như ăn, ngủ, mặc,… (“đánh liền mấy xị”) Te tua [Tr. 301] (phương ngữ, tính từ): ở trạng thái rách tua ra thành nhiều mảnh, nhiều miếng nhỏ dài. |
|
|
Lông lốc [Tr. 301] (khẩu ngữ, tính từ): (tự lăn) nhiều vòng theo đà. Chục [Tr. 303] (phương ngữ, danh từ): số gộp chung mười đơn vị làm một. Lông bông [Tr. 304] (khẩu ngữ, tính từ): thiếu nghiêm túc, không đâu vào đâu cả. |
Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 4