Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 20

Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 20

Bởi Học văn cô Hà Huyền 07/11/2024

tùy bút Tuổi thơ bên thành Hoàng Đế, Mai Thìn có đưa thơ của chính bà sáng tác vào văn “táng xòe hơn mẫu đất” và còn nhắc đến Bài thơ trên cánh diều in đầu tiên ở Tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam và tập Cố tích tình yêu do nhà thơ Thanh Quế đề tựa. Ta dễ dàng tìm thấy “hình dáng thơ của chính văn sĩ” trong “văn của chính người”, tản văn Mẹ tôi ăn trầu, văn sĩ có đưa hẳn một bài thơ tự mình sáng tác Nhớ quê: “Rã rời trong nỗi nhớ quê/ mẹ mang cau héo hong nhờ mái hiên/ dõi nhìn bóng nắng xiên xiên/ trầu têm nửa cánh ưu phiền nhạt vôi// Các con ong ruổi đường đời/ không mang theo được góc trời quê hương/ mái nhà tranh gốc trầu vườn/ cột kèo xiên trính khói hương bàn thờ…// Ngày ngày mẹ cứ ngẩn ngơ/ vào ra ngồi ngóng bơ thờ phố đông/ nhớ cây mít, nhớ dòng sông/ nhớ ngờm ngợp gió, nhớ lồng lộng xanh// Một đời bóng mẹ tỏa quanh/ cây lên thành trái, trái thành chúng con/ bây giờ dáng mẹ hao mòn/ vào ra thơ thẩn nhớ con, nhớ làng.” rồi cũng những dòng trữ tình chính văn sĩ sáng tác xuất hiện trong tản văn Những mùa hoa cải: “Cánh đồng làng ta sắp qua mùa cải/ Mẹ để dành mấy thạp muối chua/ Bông cải vàng li ti đơm hạt/ Đợi em về ủ giống mùa sau…” (Mai Thìn, Mùa chim làm tổ). Hay, trong cuối tản văn này, Mai Thìn cũng cho hẳn bài thơ Bông cải ơi ở vị trí cuối để kết lại: “dọc triền sông cha trồng nhiều bông cải li ti vàng những chiều nồm/ ngan ngát long lanh bạc những tối sáng trăng/ bông cải ơi. ta quên nói với bông cải rằng em nhỏ bé em đẹp xinh. em thơm ngát đất đai quê hương mình màu mỡ hết đời ta cũng không quên được nụ cười em nhỏ bé xinh xinh./ li ti vàng những triền sông cha trồng nhiều bông cải ta cài một bông trên áo cưới ngày nghinh dâu mái đầu xanh cài thêm bông nữa thẹn thùng em bỏ chạy ứ chơi trò chú rể cô dâu/ bông cải ơi. ta chưa kịp nói với bông cải rằng em nhỏ bé em đẹp xinh. quê mình chân trần gánh nước tắm sông phù sa thì đen mà trăng thì trắng mãi mãi rằm bông cải quê hương mãi mãi rằm bông cải cha trồng đầu sông cuối bãi ngân ngân hoài tiếng vọng đất đai/ bông cải ơi. bông cải ơi… em nhỏ bé em đẹp xinh… đất đai quê hương mình bỗng dưng xa lạ phù sa không còn đen và trăng không còn trắng lưu lạc nơi nào ơi bông cải ơi…”. Văn sĩ còn ôm Quả mít của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đặt trong Cây mít hai thân: “Thân em như quả mít trên cây/ Da nó xù xì múi nó dày/ Quân tử có yêu thì đóng cọc/ Xin đừng mân mó, nhựa ra tay”. Thơ của Hồ Xuân Hương bao giờ cũng khiến người ta phải tranh luận với những tầng nghĩa của câu từ, nhưng khi Mai Thìn đưa bài Quả mít vào tản văn, mạch văn không những không bị đứt quãng mà làm cho người đọc thấy được sự dí dỏm của Cây mít hai thân mà không làm độc giả cảm giác khó hiểu vì sự nối mạch thơ vào mạch tả quả mít “Đầu tiên là những nụ chồi xanh biếc tách ra từ lớp vỏ xù xì, vài hôm đã thấy hé mở những chùm quả non, người quê gọi là dái mít, thon dài như quả cà dái dê; vài tuần lại thấy lớn như một quả dưa, gai đã bắt đầu nảy nở. Khi quả già, gần chín thì cơm vàng, vỗ vào nghe bình bịch (quả còn non thì nghe bồm bộp, tiếng giòn hơn). Chỉ cần hái xuống, đóng cọc cho mủ ra hết rồi phơi nắng hai hôm là mít sẽ chín”.

Không duy chỉ có thơ, thành ngữ cũng được văn sĩ đưa vào hết sức nhịp nhàng, “miếng trầu là đầu câu chuyện” trong tản văn Mẹ tôi ăn trầu và “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”, “cày sâu cuốc bẫm”, “vật đổi sao dời” trong tùy bút Tuổi thơ bên thành Hoàng Đế. Cũng trong tùy bút Tuổi thơ bên thành Hoàng Đế, Mai Thìn có 3 lần lặp lại cụm từ “nguồn sữa quê hương” và một lần biến hóa “nguồn” thành “dòng”, ở gần kết tác phẩm “dòng sữa quê hương”, có chăng, Mai Thìn có một tình yêu quê hương đặc biệt ngọt lành như trong thơ của Đỗ Trung Quân “Quê hương mỗi người đều có/ Vừa khi mở mắt chào đời/ Quê hương là dòng sữa mẹ/ Thơm thơm giọt xuống bên nôi/ Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người” (Quê hương).

Tự bao giờ, thơ ca len lỏi sóng nước cùng văn xuôi một cách hòa quyện như hai chị em sinh đôi kết hợp nhau khá ăn ý như trong các trang văn của các nhà văn Bình Định. Không đưa nhiều thơ, ca dao trong văn nghiệp sáng tác, Khổng Vĩnh Nguyên dường như rất “tiết kiệm và e ngại” khi đưa thơ vào văn và vì thế thơ, ca dao chỉ xuất hiện trong bút kí Thương tiếc đàn chim “Con cuốc lẻ đôi còn ngồi than thở/ Huống chi đôi lứa mình cách trở yến anh” và lần thứ hai trở lại vận dụng chất trữ tình ông mượn thơ của đại thi hào Nguyễn Du “Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.”. Chỉ 2 lần đưa thơ mà làm bật lên sức gợi của lòng trắc ẩn cao đẹp của tình cảm con người với loài vật, với tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và lay động được bạn đọc cùng hướng về cuộc sống văn minh - nâng niu, trân trọng sự sống, bảo tồn các loài quý hiếm có nguy cơ bị tận diệt.

Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 21

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22