Nội dung
Sử dụng hiệu quả phương ngữ, khẩu ngữ - đặc trưng vùng miền
Nhà triết học Đức Martin Heideger từng nhận định: “Ngôn ngữ là ngôi nhà của sự tồn tại”. Ngôn ngữ còn là bộ phận cấu thành của nền văn hóa của một cộng đồng và yếu tố văn hóa hiện diện trong mọi bình diện của giao tiếp ngôn ngữ. Văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là “gánh hàng” chuyên chở văn hóa và văn hóa “chứa đựng” trong ngôn ngữ. Các cộng đồng ngôn ngữ, văn hóa sẽ có những phong cách giao tiếp ngôn ngữ khác nhau. Như Nguyễn Ngọc Tư, người con của đất Nam Bộ, trong sáng tác của mình, nữ văn sĩ đã dùng nhiều từ ngữ rất đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, bởi vậy mọi người ví vui bà là “trái sầu riêng vùng đất Mũi”. Hay như nhà văn Ngô Phan Lưu - người có biệt danh “lão nông” - anh Ba Kẹo của văn xuôi Phú Yên, văn xuôi của ông là thứ văn xuôi với chữ nghĩa mộc mạc, trong sáng dễ hiểu: “Những gì ông để lại không chỉ là trang giấy, những cuốn sách in tên ông mà còn là tình yêu tha thiết với văn chương, là những nhân vật, câu văn thấm đẫm cốt cách, hồn vía Nam Trung Bộ” [11]. Có thể nói, yếu tố địa lí chi phối tới “sản phẩm” của người nghệ sĩ. Có nhà văn từng nói đại ý, rằng nhà văn chỉ thực sự viết nên những trang văn rung cảm khi anh ta viết bằng thứ ngôn ngữ đã nuôi dưỡng anh ta lớn lên. Dải đất miền Trung gắn liền với các mộc từ “chất phác, thật thà” cùng giọng nói, phát âm sinh hoạt thường ngày vô cùng đặc sản của xứ “Nẫu” mà trong nhiều sáng tác ta thấy rõ điều này.
Như Phạm Đan Quế đã khẳng định, “khẩu ngữ quần chúng là lời ăn tiếng nói nôm na, mộc mạc hàng ngày của cuộc sống vô cùng phức tạp và đầy biến động của nhân dân thuộc đủ mọi tầng lớp”. Những từ ngữ mang sắc thái văn hóa bình dân trong ngôn ngữ của các tác phẩm là một trong những biểu hiện những giá trị văn hóa riêng biệt của nó so với những tác phẩm khác cùng thể loại, loài hình. Nó phản ánh quá trình chia cắt, khái quát hiện thực tại theo một nếp tư duy riêng biệt có nguồn gốc sâu xa trong đặc tính bản địa của dân tộc cụ thể. Đó là nếp nghĩ, kiểu tư duy, đặc trưng văn hóa. Vì thế tiềm năng và khả năng sáng tạo nên các giá trị văn hóa của hệ thống từ ngữ này là rất lớn. [3, 72]. Mạng lưới, tần số dùng phương ngữ, khẩu ngữ bắt gặp ở hầu khắp các nhà văn. Một số văn sĩ còn đưa vào tác phẩm những lời nói khẩu ngữ thông tục, thô kệch,… nhưng không làm tác phẩm mất đi giá trị, mà ngược lại còn tăng thêm vẻ tự nhiên góp phần đẩy phong cách lên một sự tự do mới trong sáng tác. Tuy nhiên, các văn sĩ Bình Định dùng những từ thông tục, suồng sã,… nhưng với một tầng nghĩa không theo chiều tiêu cực quá mức. Lớp từ vựng khẩu ngữ của quần chúng đi vào văn một cách chan hòa, nhẹ nhàng, giữ một vị trí quan trọng, trước hết là sự gia tăng liều lượng sử dụng và sau đó ở thành tựu nghệ thuật phát huy tối đa tính thẩm mĩ bên cạnh các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, thơ…Tần số sử dụng lớp từ ngữ khẩu ngữ, phương ngữ theo các tuần suất “ít, kha khá, khá, nhiều” trong sáng tác của các văn sĩ. Khảo sát tác phẩm của một số nhà văn tiêu biểu trong hai cuốn Nhìn lại mười năm văn xuôi Bình Định (Hội văn học nghệ thuật Bình Định, NXB Thông Tấn) và Tuyển tập mười năm văn xuôi Bình Định (2009 - 2019) (2019), tôi nhận thấy, những từ ngữ, khẩu ngữ, từ cũ, từ ít dùng được các nhà văn Bình Định sử dụng hầu khắp các trang viết, kết quả như bảng sau:
Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 3