Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 18

Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 18

Bởi Học văn cô Hà Huyền 07/11/2024

Không chỉ có Huỳnh Kim Bửu chịu ảnh hưởng của cổ thi trung đại, mà nhà văn chuyên viết truyện ngắn Nguyễn Hữu Duyên cũng đưa thơ của các nhà thơ Trung Hoa, thơ trung đại Việt Nam vào truyện. Trong truyện ngắn Mơ ước bên đời đưa “Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua” (Nguyễn Khuyến), “Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo!” (Nguyễn Công Trứ), câu thơ nổi tiếng của Tô Đông Pha - nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Tống “Bình sinh ngũ thiên quyển/ Nhất tự bất cứu cơ”. Nhà văn cũng lí giải việc ông chịu ảnh hưởng sâu sắc sự nhận thức của Nguyễn Công Trứ “làm quan không lấy làm vinh, làm lính không lấy làm nhục”, chính việc đưa những vần thơ đầy nhạc tính âm hưởng cổ điển đã tạo cho hồn văn những cảm giác xưa cũ, gợi cảm giác man man vương buồn trong lòng. Ông không chỉ đưa thơ cổ, mà ông còn đưa thơ mới vào đổi gió cho làn văn “cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu).

Đưa thơ Trung đại vào văn không phải là chuyện hiếm thấy ở các nhà văn “cao niên” quê hương Bình Định, cũng theo trường thích thơ vào văn. Có thể nói, Trần Thanh Mừng ít vận thơ cổ vào văn, nhưng trong Đóa bạch lan trong mây trắng đã 3 lần đưa những dòng của thể thơ cổ vào truyện. Thơ Ức Trai đề tại núi Yên Tử “Nhân miếu đương niên di tích tại - Bạch hào quang lí đổ trùng đồng” và 2 lần đưa thơ của Trần Nhân Tông - ông vua thứ ba của triều Trần “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã - Sơn hà thiên cổ điện kim âu. Thơ Trần Nhân Tông: Xã tắc hai phen bon ngựa đá - Non sông muôn thuở vững âu vàng)” và “Vạn sự thủy lưu thủy - Bách niên tâm ngữ tâm - Ỷ lan hoành ngọc địch - Minh nguyệt mãn khung hâm. (Muôn việc như nước chảy theo nước - Trăm năm riêng lòng nói với lòng - Tựa lan can, cầm ngang sáo ngọc - Trăng sáng đầy ngực và bụng)”. Những câu thơ này đã gợi nhắc lịch sử và phong cảnh trên ngọn núi Yên Tử vừa cổ điển, vừa hiện đại.

Triều La Vỹ không đưa ca dao, ông chỉ tâm đắc với thơ Tiệu Lão Mai Quyền, đọc truyện Bạch mã, mở đầu “Lão mai độc thọ nhất chi vinh/ Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành” và một số câu thơ Hán Việt chưa rõ xuất xứ “Tàng nha hổ giương oai thiết trảo/ Triển giác long tất lực lôi oanh”, đưa câu thơ của cụ Chu Thần - Cao Bá Quát “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Đưa thơ của Bùi Tiến Tiên (Quan Chánh khảo trong kì thi Hương năm Ất Dậu 1855) “Khóc trên án ngọc hồn non nước/ Cười dưới nghiên son cốt cách mai”, “Sơn hà phong cảnh dị tiền niên/ Hoành giám du khan thử địa huyền/ Hậu mãn xương môn trần ám ngoại/ Lệ linh văn viện bút đình biên/ Lịch triều giáo dục ân như hải/ Nhất dự y quan nan tự hủy/ Cương thường khán thử cổ anh hiền”, “Thần Mã đang mong trang Tuấn kiệt/ Linh Sơn còn đợi kiếm Anh hùng”. Đưa những lời thơ chính là lời của nhân vật chứ không phải dẫn chứng minh họa cho lời của người dẫn chuyện, ta thấy được ông dựa trên những gì tìm hiểu về sự thực và xây dựng nên nhân vật Quan Chánh khảo cũng rất thực. Đây là cái hay ở chỗ ông dựa trên lời thơ của nhân vật và khéo léo đưa vào lời nói của chính nhân vật. Riêng trong những sáng tác của ông, lượng đồng dao, câu hát của những người lao động cũng được đưa vào đáng kể trong phát ngôn của các nhân vật. Nhân vật Bảy Móm chu miệng bắt chước giọng con nít nghêu ngao hát đồng dao “Trên lưng mọc cánh là con cá Chuồn/ Rủ trai vào buồng là con cá Ngộ…”, hoặc những câu đồng dao khác của dân gian về thời tiết đúc kết trong quá trình lao động của những ngư dân xóm Nại“Tháng Giêng động dài/ Tháng Hai động tố/ Tháng Ba nồm rộ/ Tháng Tư nam non…”. Những câu hát còn thể hiện tinh thần sảng khoái, lạc quan của tình huynh đệ Thần Kim Sơn và mục đồng trong Rồng ngủ đất phương Nam, chỉ 2 lần khúc hát được sử dụng, đó là cảnh tiễn biệt giữa Thần Kim Sơn và mục đồng cho thấy giữa họ có những cái chung làm nên tình huynh đệ. Thần Kim Sơn trong lúc từ biệt mục đồng, tay ôm đàn đá, vừa đi vừa hát “Rồng vốn sống trong mây/ chỉ ngủ trên non cao/ ẩn mình dưới khe sâu.// Ta không ưa chỗ bẩn thấp chật hẹp/ ra khơi vào lộng/ lòng ta muốn ra khơi vào lộng/ vẫy vùng bốn bể/ ai đó hãy cùng ta bốn bể vẫy vùng…”, mục đồng sảng khóa, tự hào khi nghĩ về Thần Kim Sơn ví như kì nhân của đất phương Nam “Doãn chưa đặng lễ Thang vời/ cày kia chưa dễ bỏ nơi nội Sằn/ Lã dù chưa gặp xe Văn/ câu kia đâu deex hác cần Bàn Khê/ ngẫm xem thánh nọ hiền kia/ tài nầy nào có khác gì tài xưa?”.

Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 19

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22