Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 10

Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 10

Bởi Học văn cô Hà Huyền 07/11/2024

Trong tản văn Nhớ bến sông xưa của văn sĩ Trần Duy Đức, ông viết: “trên những dòng chính của sông Côn đẻ nhánh, rất nhiều bến đò ngang từng là bến hẹn, bến chờ của những đôi tình nhân, và dành cho những nhà thơ, nhà văn thả hồn trên dòng sông để thai nghén những tác phẩm để đời.”, hình ảnh “con sông Côn” đã có mặt trong nhiều sáng tác văn sĩ Bình Định và để lại trong lòng độc giả, đặc biệt là những bạn đọc Bình Định những dòng cảm xúc đầy tình quê, Sông Côn thật trữ tình, đó là nơi hò hẹn của Vi và Hoan trong Một nơi về rất cũ của Nguyễn Mỹ Nữ “Tôi và Hoan gặp nhau ở đó. Ở nông trường thuốc lá sông Côn” và dòng sông Côn hiện lên qua tình yêu sông của Nhã- một người bạn của Vi hồi ở trại Cưỡng bức lao động và là bạn hồi ở nông trường, “Nhã yêu sông đến lạ lùng và tôi chưa hề biết có một người nào đắm đuối với sông đến làm vậy. Hồi ở trên đó, rảnh là nó ra sôn g. Sông Côn khi chảy qua nông trường thuốc lá của chúng tôi đã bớt đi đi cái dữ dằn nhưng không có nghĩa là bao giờ cũng êm xuôi… Nhã người bắc và nó hay dùng chữ “cáu” để ám chỉ những lúc sông như thế: sông không được hiền.”, tình yêu quê hương gắn liền với yêu từng thứ nhỏ nơi mình đang sống, nhân vật Nhã yêu quê hương bắt đầu từ yêu dòng sông Côn của quê hương, và gửi gắm vào dòng sông những trạng thái cảm xúc của chính cô - hoàn cảnh gia đình tan vỡ, dòng sông thơ mộng không còn đẹp như hồi Vi hẹn hò mà trong cái nhìn của Nhã “Mày có thấy không Vi? Biển cứ như đang… cáu”, “khi hai đứa mải miết ngắm từng đợt sóng mạnh mẽ. Đập ầm ầm lên bờ bãi, khiến nước bật tung lên và bắn ra khắp phía… Nhã nói đó là những cái hoa nước. Chỉ nở bừng ra có một… chút và vỡ nát ngay, lúc chạm vào cát.”, tâm trạng của một người con gái khao khát được hạnh phúc trọn vẹn nhưng giờ đây chẳng thể, Vi cảm nhận “Khi Nhã nói câu ấy, tôi hiểu nó đã có rất nhiều lần ngồi một mìn h trước biển và ngắm nhìn sóng vào những mùa không yên. Hôn nhân đã không còn và Nhã đang có những khoảng thời gian thật lắng cho riêng mình. Nhã đã chia tay thật sự với bố của các con nó.” Nhà văn Trần Duy Đức cũng có nhắc tới sông Côn khi trải lòng viết về nhà thơ Hà Giao - một cây bút của văn học Bình Định trong Hồn quê xứ nẫu “Anh Hà Giao không còn trên cõi tạm này, nhưng nguồn cội văn hóa dân gian của núi rừng Vĩnh Thạnh - Bình Khê, nơi đầu nguồn sông Côn và cả dải đất nắng dãi mưa dầm, đứng giữa đồng bằng nhìn lên là rừng, nhìn xuống là biển, nằm giữa ba đèo An Khê, Cù Mông, Bình Đê đã ngấm vào anh để trở thành cán bộ kháng chiến vừa cầm súng vừa cầm bút, cho đến tận khi về thế giới bên kia anh vẫn đau đáu mang theo hồn quê xứ nẫu.”. Dòng sông Côn hiện lên trong người đọc như người mẹ hiền, tình thương bao la bồi tụ cho vùng đất võ màu mỡ, phì nhiêu để sản sinh ra những con người hiền tài “Vùng đất được bồi tụ bởi phù sa sông Côn đã sản sinh, nuôi dưỡng và quy tụ biết bao hiền tài, anh hùng, hào kiệt, bao nhiêu nhà thơ, nhà văn nổi tiếng góp phần không nhỏ vào dòng chảy của lịch sử quê hương đất nước”.

Sông Côn cũng là mạch máu trong Hồi kí của ông Nguyễn Trọng Tín được Xuân Mai ghi lại, sông Côn được tác giả nhắc nhiều trong Hồi kí vì đó là nơi ông gắn bó, là quê cha đất mẹ của ông. Trong Lên với đầu nguồn, “Mùa này sôn Côn bắt đầu cạn, chỉ những người không biết bơi mới ngồi lên sõng qua sông, còn hầu hết ai cũng lội. Lội sông cũng là một cái thú vui riêng của người dân ở bến sông quê tôi.”, “Tức tốc đi, vừa xế chiều là tôi cũng vừa về đến bến đò Định Quang, bờ Tây sông Côn. Tôi dừng lại, mồ hôi như được dịp túa ra ướt đẫm mặt mày, lưng áo. Nhìn lòng nước trong xanh, lòng tôi như trút hết nỗi lo.” (Lên với đầu nguồn), cùng chuỗi địa danh khác cũng móc xích theo những sự kiện “bạn học của tôi ở Quy Nhơn rất nhiều”, “- Anh về Vĩnh Thạnh, được không?”, “tỉnh Bình Định bốn huyện miền núi là Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Kim Sơn và An Lão”, “các đơn vị bộ đội cùng nhiều đồng chí cán bộ và gia đình cán bộ lãnh đạo từ cấp xã trở lên theo chủ trương của Đảng được tập kết ra Bắc bằng đường biển trên các chuyế n tàu của Liên Xô, Ba Lan, Na Uy ở cảng Quy Nhơn”, “đưa vợ và con xuống Quy Nhơn”, “Trong họ, trong nhà, người ta làm mai cho tôi cô này ở An Nhơn, người thì làm mai cho tôi cô nọ ở Phù Cát…”, “Chúng tôi được tập trung về Tân Hóa - Cát Hanh, huyện Phù Cát”, “tôi được thông báo ra thôn Lại Khánh, xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn”.

Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 11

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22