Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh phần 4

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh phần 4

Bởi Học văn cô Hà Huyền 16/09/2024

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH

Không gian xã hội và thiên nhiên

Không gian giản dị, quen thuộc

Khu vườn, sân nhà là những không gian thân quen, gắn bó với trẻ thơ, đó là thế giới thu nhỏ để trẻ em thỏa sức với các trò chơi, cuộc khám phá đi tìm kho báu, cùng nhau ôn bài, chơi với các con vật (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Cô gái đến từ hôm qua)… Đây là kiểu không gian phổ biến trong truyện Nguyễn Nhật Ánh – nơi lưu giữ những dấu chân kí ức tuổi thơ tươi đẹp.

Không gian sân nhà

Trong thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh, nhà văn xây dựng lên những không gian sân nhà, khu vườn để các em thỏa sức chơi những trò chơi tuổi thơ. Tình bạn của hai đứa trẻ trong Cô gái đến từ hôm qua bắt đầu và cứ thế lớn dần lên cùng những trò chơi ấu thơ. Không gian sân nhà là nơi Tiểu Li và “tôi” làm quen và cũng chính là nơi tình bạn của hai đứa trẻ lớn dần lên qua năm tháng. Trong câu chuyện quá khứ của Tiểu Li và Thư thì không gian sân nhà xuất hiện đến 6 chương trong 10 chương truyện.

Trong Ngồi khóc trên cây, tác giả cũng mang đến không gian căn nhà, vào buổi trưa hè, lúc đêm vắng và buổi trưa hè, nơi mà Đông đọc sách, ngồi lặng để ngắm khung cảnh thiên nhiên bên ngoài hay nhớ về mối tình đầu. Qua lăng kính đó Đông cảm nhận khung cảnh làng quê yên bình, nơi mà cậu không hề có được trong những tháng ngày sống trên thành phố.

Không gian khu vườn

Không gian khu vườn sau hè nhà Rùa là nơi chứng kiến toàn bộ mối tình của Đông và cô bé Rùa. Không gian khu vườn này được nhắc lại 6 lần trong toàn bộ thiên truyện Ngồi khóc trên cây

Qua khung gian khu vườn, Nguyễn Nhật Ánh đều muốn đưa người đọc đến một thế giới với những không gian bay bổng và nên thơ, ở đó khu vườn thực tại đã biến thành một khu vườn trong mỗi tâm hồn còn người.

    1.  

Không gian trường học

 

Không gian trường lớp được Nguyễn Nhật Ánh miêu tả hết sức sống động với các trò chơi nghịch ngợm, những tiết học, giờ ra chơi, các mối quan hệ bạn bè thân thiết…Tác giả đưa người đọc những chiếc vé trên hành trình trở về tuổi thơ một cách tự nhiên, chân thật.

Cô gái đến từ hôm qua là câu chuyện diễn ra trên cái nền là không gian học đường. Đặc biệt, trường học trong văn Nguyễn Nhật Ánh là không gian gắn với những mối tình tuổi học trò. Nguyễn Nhật Ánh đã có những trang viết chân thực về mối tình của Việt An và Thư.

Nếu như trong Cô gái đến từ hôm qua, không gian lớp học xuất hiện dày đặc và gần như trở thành phông nền cho mọi câu chuyện diễn ra trong tác phẩm, thì trong 12 chương của Cho tôi một vé đi tuổi thơ, không gian lớp học chỉ xuất hiện 2 lần.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh sẽ không thể tái dựng đầy đủ cuộc sống của đứa trẻ nơi thôn quê nếu thiếu đi không gian học đường. Không gian học đường góp phần thể hiện sự biến đổi trong tình cảm và nhận thức của Thiều. Bắt chước chú Đàn, Thiều tỏ tình với con Xin nhưng lá thư tình “nửa mùa” đó bị thầy Nhãn đọc được; rồi Thiều và bé Mận cứ ngày càng thân thiết sau mỗi giờ ra chơi.

Ngày càng trưởng thành, không gian hoạt động của những đứa trẻ lại càng được mở rộng. Bên cạnh không gian làng quê bình yên thì không gian học đường chính là dạng “không gian mở rộng” mà bất kì đứa trẻ nào cũng sẽ được trải nghiệm. Trên không gian đó, những đứa trẻ không chỉ bị hấp dẫn bởi những điều mới mẻ, những bài học thú vị, những người bạn, những thầy cô giáo mà trong tâm hồn của những đứa trẻ còn xuất hiện những rung động đầu đời nhẹ nhàng, xao xuyến đến khó tả.

Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh phần 5

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22