Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh phần 2

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 16/09/2024

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH

Thời gian hiện tại

Thời gian hiện tại là khung thời gian đang diễn ra các sự kiện hoặc những suy nghĩ, hành động của nhân vật. Đây là thời gian của sự sống nhân vật, được cảm nhận với hiện tại của phát ngôn, hiện tại của người đọc. Trong những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, thời gian hiện tại được thể hiện thông qua nhân vật khi họ xuất hiện những suy nghĩ và hành động.

    1.  

Thời gian hiện tại với những trò chơi

Thời gian hiện tại Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh giúp tác giả nói lên cuộc sống thơ ấu của Thiều. Đó là bức tranh chân thực về cuộc sống của những đưa trẻ. Thời gian hiện tại mở đầu tác phẩm bắt đầu từ thời điểm chú Đàn xem hoa tay cho Thiều, tiếp đó hàng loạt các nhân vật xuất hiện với những câu truyện riêng về họ: chị Vinh, thằng Tường, thầy Nhãn, thằng Sơn, con Mận, căn gác nhà con Mận; những vất vả lo toan của người mẹ trong cảnh nghèo; sự hiểu lầm của Thiều với Tường và Mận; chuyện Nhi nhà ông Tám Tàng bị điên…và kết thúc là phần 81. Và trong suốt 81 chương truyện, các trò chơi thú vị của tuổi thơ: bắt ve, chơi u, chơi thả đỉa ba ba, chơi ô ăn quan, chơi nhảy lò cò,….đều đi cùng với thời gian hiện tại.

Thế giới tuổi thơ của những đứa trẻ được Nguyễn Nhật Ánh thể hiện đầy tinh tế qua cách tác giả đưa vào những trò chơi gắn liền với ký ức mỗi người vào trong tác phẩm. Là hồn cu Mùi, hay chính là tâm hồn của nhiều đứa trẻ khác và cũng chính là tâm hồn của chính bản thân độc giả khi còn là một đứa trẻ được giãi bày đầy thấm thíc qua “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Những trò chơi ấy cũng trở thành chiếc cầu nối tình bạn, là thứ có thể vun vén cho tình bạn giữa Thư và Tiểu Li trong “Cô gái đến từ hôm qua”. Tình bạn của hai đứa trẻ ấy được bắt đầu và vun đắp dần qua những trò chơi ấy. Thậm chí, sự hòa giải, hàn gắn được từ phía đôi bạn cũng bắt nguồn từ những trò chơi đầy đáng yêu.

Truyện Nguyễn Nhật Ánh, những thời gian sự kiện, biến cố lớn lao xuất hiện ít mà chủ yếu là các câu chuyện vụn vặt xoay quanh thế giới tuổi thơ gắn với các trò chơi thú vị, những cảm nhận hồn nhiên của các em về cuộc sống, những rung cảm trong sáng chớm nở… Đặc biệt, thời gian của trẻ thơ được đo bằng một thước đo kì lạ mà chưa có nhà khoa học nào có thể chế tạo ra được. Tác giả không còn đo thời gian bằng ngày bằng tháng, bằng 4 mùa mà đo bằng những định lượng độc đáo mùa giấy kính”, “mùa nắp keng”, “mùa cọng dừa”, “mùa bao thuốc lá”, “mùa thả diều”, “mùa chong chóng”. Tất cả đều được kí hiệu hóa, mã hóa bằng những tên gọi đáng yêu qua lăng kính trẻ thơ.

    1.  

Thời gian hiện tại với những trải nghiệm

Trong Cho tôi một vé đi tuổi thơ thời gian hiện tại được thể hiện qua suy nghĩ, hành động nhân vật cu Mùi khi đã trưởng thành. Nhân vật đã tự viết về chính bản thân mình lúc tám tuổi để trở lại chuyến tàu tuổi thơ. Thời gian hiện tại trong tác phẩm này còn thể hiện ở với những cuộc trò chuyện các nhận vật khác đã trưởng thành, khi họ đã có gia đình, có địa vị xã hội riêng và bất chợt nhận ra rằng “đã đánh rơi một kỉ niệm đẹp” sau khi đọc xong cuốn sách của nhân vật “tôi”. Thời gian hiện tại còn giúp tác giả tái hiện rõ nét hơn về cuộc sống và suy nghĩ của người lớn về tuổi thơ mỗi người.

Thời gian hiện tại trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã giúp Thiều rút ra được bài học đầy ý nghĩa về tình yêu, tình bạn và tình anh em. Thời gian hiện tại đã giúp nhà văn thành công trong việc khắc hoạ nhiều nét tính cách của một đứa trẻ. Ở Thiều, chúng ta thấy không chỉ có nét tính cách ngây thơ, trong sáng mà còn có cả nét tinh quái, khôn ranh trong các trò chơi với em trai và cả nỗi ân hận, đau khổ, ăn năn khi lần đầu tiên mắc phải sai lầm lớn nhất trong cuộc đời. Suy nghĩ người lớn nhiều lần xuất hiện trong đầu Thiều, nhưng khi trải qua nhiều chuyện hơn, nhiều biến cố hơn thì Thiều mới chuyển hoá được suy nghĩ ấy thành hành động. Đó là những biến đổi tâm lý mà chỉ có những người thấu hiểu trẻ em mới có thể nhận ra được (hành động đánh Tường). Sự biến đổi tâm lý từ trẻ con sang suy nghĩ chững chạc và trưởng thành hơn của Thiều được bộc lộ rất rõ ràng trong các sự kiện xảy ra trong đời sống của đứa bé này. Thời gian hiện tại của nhân vật vừa góp phần khẳng định những nét tính cách khác nhau của Thiều, đồng thời khắc họa rõ nét hơn về tuổi thơ của nhân vật.

Đặc biệt, thời gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh thường là thời gian tuyến tính. Kiểu thời gian này dễ hiểu, không phức tạp và đặc biệt hơn là nó rất thích hợp với tư duy của độc giả nhỏ tuổi, câu chuyện cứ trôi đi lặng lẽ, lúc nhanh, lúc chậm khiến người đọc hồi hộp theo dõi câu chuyện cho tới cuối tác phẩm. Nó cho phép tác giả kể tường tận, chi tiết và dễ hiểu về từng biến cố xung quanh cuộc đời của nhân vật.

Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh phần 3

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22