Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mộ phần tuổi trẻ phần 2

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mộ phần tuổi trẻ phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 17/09/2024

Nội dung

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ

Khái quát về không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là một hiện tượng nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan niệm về thế giới. Không gian nghệ thuật tồn tại trong thế giới nghệ thuật, tồn tại cùng các phạm trù nghệ thuật khác (quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, hình tượng tác giả, điểm nhìn)…. Mỗi nhà văn khi sáng tác luôn tự xây dựng một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới đó tồn tại hai trục: trục không gian và trục thời gian. Trong trục không gian và thời gian đó, con người được tạo nên như thế nào. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, thể hiện quan niệm về mô hình thế giới của nhà văn đó. Không gian vật lí, địa lí ở ngoài chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi thể hiện quan niệm về mô hình thế giới của nhà văn. Không gian nghệ thuật góp phần tạo dựng môi trường tinh thần cho con người hoạt động, con người được bộc lộ bản thân; thể hiện chiều kích tâm hồn của người nghệ sĩ, không gian đa chiều; và còn mang đậm tính dân tộc.

    1.  

Không gian xã hội

Trong tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ, tác giả đã dựng lên câu chuyện hấp dẫn về một thời kì biến động của đất nước, viết về thời kì quá vãng của cha ông, một giai đoạn với nhiều biến cố rối ren, quá nhiều sự kiện trong suốt khoảng thời gian từ cuối những năm 1950 đến năm 1989 và tập trung vào năm 1967, trước sự kiện chiến cuộc Mậu Thân năm 1968. Tiểu thuyết xây dựng dựa trên bối cảnh lịch sử thời đại, đất nước hai miền chia cắt, theo hai thể chế chính trị khác nhau. Miền Bắc đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thống nhất đất nước, còn miền Nam là sự nổi dậy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Mỹ gọi là Việt cộng). Miền Nam – người anh em ruột thịt của miền Bắc dưới sự thao túng của đế quốc Mỹ đã thành lập thể chế Việt Nam Cộng hòa với Ngô Đình Diệm là tổng thống đầu tiên. Sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát trong cuộc đảo chính do tướng Dương Văn Minh cầm đầu năm 1963, một loạt chính quyền quân sự được thành lập nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau đó nắm quyền trong giai đoạn 1967 - 1975 với một chính quyền dân sự do người Mỹ hậu thuẫn. Trong tiểu thuyết Mộ phần phần tuổi trẻ Huỳnh Trọng Khang đã hư cấu trong chính cái lịch sử không thể xê dịch, của cái đã rồi, cái người ta đã nhúng vào và không bao giờ có thể làm lại, nhất là chiến tranh. Từ đó cho chúng ta thấy rõ bi kịch thời đại: “Những đất nước bị chia cắt, những dân tộc không có quyền định đoạt số phận của mình. Những dân tộc cô đơn chịu án lưu đày trên mặt đất. Lũ thực khách phàm ăn bội bạc ngồi đây chúng quyết định cắt đôi nó. Ai cho chúng cái quyền làm điều đó, cái quyề n phân tách, chia cắt cả một dân tộc, trao vào tay hai anh em thanh kiếm và xui họ giết hại lẫn nhau”. Huỳnh Trọng Khang đã phản ánh không gian hiện thực bối cảnh xã hội hai miền Nam – Bắc lúc bấy giờ. Mượn bối cảnh không gian ấy, tác giả cất cao nên tiếng nói của chủ nghĩa nhân đạo, lên tiếng tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ bằng câu hỏi tu từ “Ai cho chúng cái quyền làm điều đó, cái quyền phân tách, chia cắt cả một dân tộc, trao vào tay hai anh em thanh kiếm và xui họ giết hại lẫn nhau”. Tội ác kinh tởm nhất của bọn đế quốc là dùng người Việt trị người Việt. Trong mỗi trận đánh, chiến lược của chúng đều thay đổi nhưng có một điều chẳng bao giờ thay đổi là âm mưu “dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Chúng gieo giắc những âm mưu, làm nảy mầm mâu thuẫn dân tộc, anh em một nhà tương tàn lẫn nhau. Và chúng – những kẻ xâm lược chỉ việc đứng sau giật dây, ngư ông đắc lợi. Thử hỏi anh em một nhà giết hại lẫn nhau, một cuộc chiến vô nghĩa liệu có ai là không xót xa?

Mở đầu tác phẩm, Huỳnh Trọng Khang đã xây dựng nên không gian một bữa tiệc của những người đứng đầu phe Cộng Hòa. Qua đó, người đọc thấy rõ được bộ mặt thể chế Việt Nam Cộng hòa. Tác giả đã khéo léo xây dựng nên bối cảnh để con trai tướng quân có cơ hội ăn tiệc với ông Diệm, ông Nhu, ông Thiệu và cả các tướng lĩnh để có thể mô tả chân tướng giớ i chóp bu Sài Gòn một thời. Cảnh mở đầu này không phải chỉ đơn giản là một bữa tiệc lớn mà “ngay cả trên bàn tiệc này, người ta cũng đang âm mưu cho một cuộc chiến tranh”. Mỗi miếng ăn đưa vào miệng nhân vật lại như mở ra một phân đoạn quá khứ hay tương lai. Những miếng ông Nhu nhai trệu trạo vì thèm thuốc là dấu

 hiệu của một nền chính trị sau này bị đục khoét đến mọt rỗng bởi á phiện mà nền văn minh phương Tây giáng xuống cõi Á Đông này. Không có một thứ vũ khí nào lợi hại cho bằng nó, nó mạnh mẽ công phá từ cá nhân đến gia đình, đục khoét các ngân khố đến mức trống rỗng. Hay cái thủ lợn giữa bàn là điềm báo trước cảnh hàn h quyết tổng thống và ông cố vấn ngay giữa thủ đô ngụy quyền yêu dấu của ông… Như vậy, có thể thấy, không gian là yếu tố quan trọng để con người hoạt động, bộc lộ bản thân.

Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Mộ phần tuổi trẻ phần 3

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22