Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 6

Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 6

Bởi Học văn cô Hà Huyền 04/11/2024

Vận dụng đặc trưng thi pháp học về không gian nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư để dạy học Đọc - hiểu tản văn Nguyễn Ngọc Tư trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Nhận thấy được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cũng như những đóng góp của tản văn Nguyễn Ngọc Tư cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, các tác giả của nhiều bộ sách đã lựa chọn các tác phẩm của chị để đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Trong bối cảnh người viết sách được tự do chọn lựa tác phẩm (trừ các tác phẩm bắt buộc đã được quy định trong chương trình tổng thể), truyện của Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện trong tất cả các bộ sách ngay từ chương trình khối Trung học cơ sở.

Đọc hiểu thể loại tản văn là một trong những yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 7. Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 05/2023), có đến 2/3 bộ sách đều lựa chọn tản văn của Nguyễn Ngọc Tư làm ngữ liệu giảng dạy cho học sinh, cho thấy vị thế và tầm quan trọng của các tản văn này đối với nền văn học nước nhà. Đó là hai tản văn: “Trở gió” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và “Mùa phơi sân trước” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Chân trời sáng tạo).

Xác định mục tiêu

Trên cơ sở và yêu cầu dạy học phát triển năng lực, khi thiết kế dạy học Đọc hiểu một tác phẩm văn học nói chung và tản văn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng, giáo viên cần xác định mục tiêu dạy học, cụ thể người học sẽ phát triển được những năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn nào. GV khi thiết kế bài dạy cần chủ độ ng xác đinh đưa các năng lực này vào phần muc̣ tiêu bài hoc̣ và trình bày cụ thể các năng lực được thể hiện qua các hành vi như thế nào. Đặc biệt, khi thiết kế các tiết dạy học đoc̣ hiểu văn bản, GV cần dựa vào cơ sở vă n bản đoc̣ hiểu đó phù hơp̣ với việc phát triển loại năng lực nào, nhiều hay ít hoặc GV chủ đinh đưa nhóm năng lực nào vào tiết daỵ

Về năng lực chung, HS cần bồi dưỡng để phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Với hai văn bản “Trở gió” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và “Mùa phơi sân trước” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Chân trời sáng tạo) của chương trình Trung học cơ sở, những biểu hiện cụ thể của các năng lực chung có thể kể đến như:

Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ đôṇ g, tích cưc̣ chuẩn bi ̣và soaṇ bài theo yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên; Nhâṇ biết tình cảm, cảm xúc của bản thân thông qua viêc̣ cảm nhâṇ và phân tích tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện qua tác phẩm; Nhâṇ ra và điều chỉnh đươc̣ những sai sót haṇ chế của bản thân khi đươc̣ giáo viên và baṇ bè góp ý, chủ đông tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác trong quá trình học tập; Vâṇ dung môṭ cách linh hoaṭ những bài hoc, kinh nghiêṃ đươc̣ rút ra từ các tác phẩm tản văn của Nguyễn Ngọc Tư (bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống, tránh mai một trong thời hiện đại,…) để giải quyết các tình huống có trong đời sống;…

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ học tập; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm; Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung;…

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến Nguyễn Ngọc Tư và đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư; Biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc;…

Về các năng lực đặc thù, HS cần bồi dưỡng để phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. GV cần nghiên cứu yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn THCS tương ứng với lớp 7 để xác định các yêu cầu năng lực đặc thù phù hợp. Với dạy học đọc hiểu thể loại tản văn dựa trên đặc trưng thi pháp học về không gian nghệ thuật với hai văn bản “Trở gió” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và “Mùa phơi sân trước” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Chân trời sáng tạo), GV cần bồi dưỡng và phát triển năng lực đặc thù của HS như sau:

Năng lực ngôn ngữ: HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản (lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, cách sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, so sánh, nhân hoá,...) khi tái hiện không gian mảnh đất Nam Bộ đầy nắng và gió; Biết so sánh không gian nghệ thuật trong vă n bản này vớ i không gian nghệ thuật trong văn bản khác; Liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân, từ đó có những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần; Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc của bản thân về không gian nghệ thuật trong tác phẩm; Có thái độ tự tin và sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hơp̣ khi trình bày;…

Năng lực văn học: Cảm nhận được những đặc trưng về không gian nghệ thuật được xây dựng trong các tác phẩm tản văn thể hiện qua hai văn bản (không gian đời tư, không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt và không gian đặt trong nguy cơ đổi thay); Phân tích đươc̣ tác dung của một số yếu tố tạo nên không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư; Trình bày đươc̣ cảm nhận, suy nghĩ về và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu taọ ra đươc̣

Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 1

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22