Không gian đặt trong nguy cơ đổi thay
Mặc dù luôn thể hiện chất nhân văn trong việc miêu tả không gian văn hoá của những người dân Nam Bộ , Nguyễn Ngọc Tư cũng không ngần ngại khi đề cập đến bối cảnh của những sự đổi thay đang diễn ra như một mạch ngầm dần dần xâm lấn đời sống con người hiện nay. Con người Nam Bộ bị ̣đặt trong trong trạng thái thụ động, đối diện với hoàn cảnh khó khăn, thậm chí đương đầu trước những sóng gió cuộc đời, để rồi có những phút giây yếu lòng, sa ngã. Người đọc thấy rất rõ điều này trong tản văn “Bên cuộc nổi trôi” khi con người bị đặt trong sự lựa chọn giữa việc bỏ đi không gian thuộc về văn hoá truyền thống để tiến đến những thứ hiện đại phục vụ cho lợi ích kinh tế. Hàng ngày, cả gia đình được chứng kiến cảnh tượng những ngô i nhà cũ giữa trung tâ m thành phố khiến con người ta phải trầm trồ vì baṭ ngàn xa hoa. Đó là những thứ khiến bất kì ai khi nhìn vào cũng thấy lòng mình rung động và bỗng chốc thổi bùng lên những ngọn lửa dục vọng ngùn ngụt trong lòng. Ở khu phố Tây vẫn còn vài sót lại vài căn nhà cũ kĩ, khác biệt hoàn toàn với một thế giới xa vời, xuống cấp đến mức tường bạc màu, lở vách, vô nhiễm với mùi đô-la của du khách, ấy vậy mà chỉ vài mét vuông vỉa hè cũng đủ cho cuộc kiếm tiền. Ông cụ cũng thừa hiểu nếu bán căn nhà đi sẽ kiếm được bạc tỉ, còn không thì hoàn toàn có thể cho thuê rồi cả nhà sẽ dời tới một chỗ rộng rãi, tiện nghi mà tiền thì rủng rỉnh. Nhưng cuối cùng, ông cùng con cháu mình đã quyết định kháng cự lại những lời gọi mời để giữ lại truyền thống của gia đình.
Với tản văn “Đến hồi tan vỡ”, Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm một phát ngôn của bản thânvề thời thế lúc bấy giờ qua tác phẩm: “Nghe thì cao siêu, nhưng cá ch con ngườ i đá nh mất nhiều thứ nho nhỏ, tương không đáng kể, một ngày nà o đó bỗng trở thà nh những khoảng trống.”. Nguyễn Ngọc Tư mượn hình ảnh không gian trong một bữa ăn của những đứa trẻ với món cá trèn dân dã, rồi tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để tụi nhỏ cũng có thể cảm nhận đươc̣ cái hương vị của giẻ thiṭ mát mềm của thứ cá đó tan trong đầu lưỡi? Chỉ một không gian sinh hoạt giản dị như vậy nhưng đã tái hiện được sự đổi thay của cuộc sống hiện đại đã len lỏi vào cả những khoảng trống nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày của con người. Trong tản văn “Thừa ra con người”, ngay từ tên nhan đề tản văn đã gợi nhắc đến sự thừa thãi của con người. Vì sao vậy? Là vì những không gian sinh hoạt văn hoá cùng tạo nên những món ăn truyền thống của con người đã dần bị thay thế bởi không gian của máy móc kĩ thuật hiện đại. Đó là một xưởng làm bánh pía với nhiều cô ng nhâ n lành nghề người Khmer mà dần dần bị đổi thay bởi lò nướng, cô ng nghệ làm bánh bán tựđộ ng. Đám thanh niên cũng lần lượt rời bỏ quê hương, rời bỏ những ngành nghề truyền thống để tới làm việc ở những khu cô ng nghiệp trong ca ngày ca tối. Nhưng đến cả chúng cũng tự ý thức được sớm muộn gì bản thân cũng sẽ bi ̣thay thế bằng những thứ máy móc tự động thôi. Cả những không gian sinh hoạt văn hoá của dần bị mai một, lãng quên. Trong tản văn “Đợi xa xôi”, Nguyễn Ngọc Tư đề cập đến hình ảnh của một khu chợ khuất sau mấy vaṭ rừng, chỉ cách khu du lịch một vài cây số. Chợ vốn là nơi đông đúc, tụ họp của người dân, ấy vậy mà giờ cũng chẳng ai buồn dọn dẹp vì khách đâu ngó tới. “Những kỷ niệm bạn có với cái chợ nhỏ này là những đêm buồn tẻ, mà tiếng gà đập cánh, giọng ươìi của đứa trẻ cũng bi ̣ sông nước làm cho bớt giòn”. Đến với tản văn “Đảo mùa đông”, Nguyễn Ngọc Tư bày tỏ sự thất vọng về một không gian đổi thay hoàn toàn khi “hễ chỗ nào hơI đep̣ là đám đông xúm vào nhớn nhác” để tạo nên những chốn du lịch. Chị bày tỏ khát khao giữ lại những gì ban sơ, hoang dã và tự nhiên nhất ở mảnh đất này với “những ngôi nhà đất Mũi từng thả phè cửa, xóm Cheṭ của ngoại bạn họ buộc xuồng dưới bến qua đêm, nhớ làng mạc chừng chuc̣ nă m trước chẳng cần rào dậu”. Có lẽ giờ đây, tất cả chỉ còn là những kí ức khi dần dần không gian cho những sinh hoạt làng xã đều bị thay thế bởi những khu công nghiệp, khu du lịch để phục vụ cho mục đích kinh tế. Con người thay đổi, mang những nhu cầu mới mẻ và vô tình đang phá vỡ đi những gì thuộc về không gian tự nhiên vốn có.
Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 6