Không gian thiên nhiên Nam Bộ
Không gian thiên nhiên vùng đất Nam bộ từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thế hệ nhà văn, nhà thơ như Phan Khôi, Lư Khê, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Đoàn Giỏi,… Nói như vậy để thấy được rằng thiên nhiên Nam Bộ trở thành “mảnh đất màu mỡ” hấp dẫn, làm nên chất liệu sáng tác trong các tác phẩm văn học.
Đến với Nguyễn Ngọc Tư, chị vốn là một người con của mảnh đất đầy nắng và gió này, chính vì vậy mà chị được đắm chìm trong thiên nhiên và chứng kiến tất cả nền văn minh thôn dã nơi đây. Trong những sáng tác tản văn của mình, chị gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi hình ảnh những cánh đồng bát ngát, mênh mông, những ngả đường được bao bọc giữa cây trái của các thôn xóm, hệ thống kênh rạch chằng chịt,… Có thể đúc kết ra được thiên nhiên trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư là thiên nhiên với những vẻ đẹp vừa dân dã, mộc mạc, đặc trung cho mảnh đất nhiệt đới Nam Bộ nhưng cũng vừa độc đáo, có phần tráng lệ. Đó là thiên nhiên có phần “hung hãn”, “dữ tợn” với những cơn mưa bão xối xả, những đợt nắng gay gắt đến cháy da cháy thịt, những thác nước hung bạo đổ ào ào xuống lòng sâu không khác gì một cơn cuồng nộ của tự nhiên. Người đọc không thể quên được hình ảnh một cơn mưa bão trên đảo Phú Quốc khiến con người ta kẹt cứng giữa cuồng phong, reo rắc vào lòng người nỗi kinh sợ, lụi tàn dần hi vọng. “Nước tiếp nước đổ ào xuống đảo. Lì lợm, dẳng dai.” (Mưa mai là mưa khác). Dường như cơn mưa không có điểm dừng, nước cứ thế tuôn xối xả và xoáy vào lòng người, cười cợt vào tâm trí cả đám người ngây thơ vì nghĩ rằng hôm nay sẽ có thể rời khỏi chốn này. Hi vọng yếu ớt của con người dần phụt tắt đi theo màu trời tối sầm khi liên tiếp lại thêm cơn áp thấp nữa theo đuổi cơn bão vừa tan. Một cảnh tượng hung bạo, mờ mịt với màn nước giăng kín như một mối đe doạ cả đến tính mạng con người.
Không chỉ có sự hung bạo, không gian thiên nhiên trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư có đôi phần “kì dị”. Sự kì dị ấy được tạo nên một phần chính nhờ ngôn ngữ độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư. Chị coi thiên nhiên thật sự như một sinh thể sống động, có những cảm xúc, suy nghĩ như con người. Cái nắng trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phải là cái nắng sinh động như sau: “Nắng vẫn xéo xắt, chưa chịu nguội. Tôi quay lại đúng cái chân núi mà vài tiếng đồng hồ trước mình đứng ngán ngẩm vì nắng và hồ Xanh cạn đáy.” Cái kì dị của thiên nhiên còn thể hiện ở những thứ kì quái, những thứ thần dược từ muôn loại có cây mốc meo. Không gian được tô điểm bởi những quán xá đu trên vách đá, những đền đài miếu mạo, cây cối hoang dại mọc um tùm không theo trật tự,… Tất cả tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng có phần kì bí, khơi gợi trí tò mò của người đọc. Hoang sơ, kì bí, thần tiên diệu kì là vậy nhưng Nguyễn Ngọc Tư cũng rất thành thực khi miêu tả sự thay đổi trong cảnh thiên nhiên núi non. Dần dần, thiên nhiên cũng trở nên khác biệt, phá tan sự kì vĩ vốn có mà thay thế cho những thứ tầm thường khác để phục vụ nhu cầu căn bản của con người. Người đọc thấy rất rõ điều này trong “Đến hồi tan vỡ”. Trong tác phẩm tản văn này, Nguyễn Ngọc Tư đã đau xót mà phải thốt lên rằng: “Người ta bắt đầu dần quen vớ i mộ t thiê n nhiê n gầy mòn, cạn kiệt; Giờ nhắm mắt cũng nhìn thấy rõ sản vật tự nhiên của rừ ng ruộ ng sắp cạn kiệt, gầy còm.”. Đau đớn thay, ta phải chứng kiến một sự đổi thay của thiên nhiên và muôn loài sinh vật trong chốn thiên nhiên ấy, để rồi giữa vùng rừng, vùng biển cũng không còn sẵn cá, tôm để đãi người. Muôn loài sinh vật bị nuôi nhốt chậ t chội, lớn bằng thức ăn nhân tạo để phục vụ lợi ích con người. Thậm chỉ đến tuị con nít cũng phát hiện ra sự thay đổi của thiên nhiên, của tôm cá trong bữa ăn hàng ngày để rồi chúng cứ thế nối cái nguýt dài theo luô n. Giờ đây, nếu lỡ thèm cái hương vi ̣tôm cá hoang dã thì phải chờ đợi đến quãng từ đầu Chap̣ tới cuối tháng Ba mà cũng không có để mua vì chúng ngày càng đắt đỏ. Nguyễn Ngọc Tư đã đau xót mà nhìn vào sự thật ấy để thấy được rằng chính con người đã và đang tác động, huỷ hoại đến thiên nhiên hoang sơ vốn có của vùng đất Nam Bộ này.
Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 5