Bên cạnh đó, “Cõi người rung chuông tận thế” còn só sự xuất hiện của những giấc mơ, sự sống dậy của ký ức, những rắc rối u uẩn trong tâm lí, những khoảnh khắc thần giao cách cảm giữa những người sống với người chết,… Từ khi Mai Trừng từ bỏ đô thị về vùng Cửa Lớn, rồi xin vào làm công quả cho chùa Bảo Sơn thì cô liên tục nằm mơ những giấc mơ giống nhau.Mai Trừng luôn khao khát được sống một cuộc sống như bao người. Cái ước muốn được giải thoát khỏi sứ mệnh đi trừng phạt cái ác, khát vọng trở về làm đứa con gái bình thường, muốn yêu và được yêu đã ăn sâu vào tâm trí cô gái trẻ: “Xin cha mẹ cho con trở về làm một đứa con gái bình thường. Con cũng muốn yêu và được yêu”
Không chỉ tồn tại trong giấc mơ, không gian tâm linh ấy còn được nhà văn thể hiện qua cách nhìn của nhân vật “tôi” về những biểu hiện của Mai Trừng khi đi tìm mộ cha mẹ cô. Qua ba cái chết của những đứa cháu, anh tin Mai Trừng có linh cảm siêu nhiên. Và anh cũng tin Mai Trừng sẽ tìm thấy mộ của cha mẹ cô thông qua những tín hiệu trong những giấc mơ. Hồ Anh Thái còn cho ta thấy được sự liên kết giữa con người và thế giới tâm linh qua cuộc đối thoại của Mai Trừng và cha mẹ đã mất.Cuộc đối thoại ấy chỉ có Mai Trừng tựa như đang độc thoại. Và nhân vật “tôi”, bằng tính linh, đã cảm thấy có sự đáp trả trong tiếng gió. Cứ một lời cô cất lên là một lần nhân vật tôi cảm nhận được tiếng gió, luôn thay đổi sắc thái trong không gian. Có lẽ anh đã nghĩ và tin rằng tiếng gió trầm ấm là lời của cha Mai Trừng và tiếng gió thanh thanh là lời của mẹ cô.Cuối cùng là hình ảnh Mai Trừng xin được đưa linh cữu của cha mẹ mình về chùa Bảo Sơn để tiện hương khói, hoàn thành đạo hiếu. Đến đây thì ta có thể hiểu vì sao giáo lí nhà phật lại có sức ảnh hưởng to lớn đối với quan niệm của mỗi con người. Bởi tâm linh như là một chỗ dựa tinh thần để con người có thể bấu víu lấy, tin rằng nó sẽ đem lại những điều tốt đẹp và may mắn.
Có thể nói rằng, mọi cuốn tiểu thuyết luôn tồn lại một thứ được gọi là không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật đặc biệt, nó góp phần thể hiện được nội tâm, cảm xúc vui buồn của từng nhân vật, hay ngầm ẩn những phê phán xã hội. Và tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng không ngoại lệ. Tác phẩm “Cõi người rung chuông tận thế” có sự đan cài giữa không gian tâm lí và không gian tâm linh, đưa người đọc cuốn sâu vào câu chuyện của ông. Đặc biệt, Hồ Anh Thái đã rất mạnh dạn đưa vào tác phẩm của mình thứ không gian tâm linh, huyền ảo. Đối với đời sống, người ta luôn tin rằng tâm linh như là một năng lực siêu nhiên, biết phân biệt rõ trắng-đen, phải-trái.Từ đó, ta có thể hiểu thêm về văn hóa tâm linh của con người Á Đông.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng trong xu hướng đổi mới văn xuôi sau năm 1975, Hồ Anh Thái là một một nhà văn khá là táo bạo khi dám viết về xã hội thời kì đổi mới. Bằng việc đưa người đọc đi qua những hình tượng nhân vật trong các tiểu thuyết của mình, ông đã phơi bày những cái tiêu cực, những tệ nạn của xã hội, những nguy cơ làm biến dạng và tha hóa đối với con người luôn tiềm ẩn trong môi trường sống. Từ cái nhìn chân thực đó, nhà văn muốn đưa ra quan niệm của riêng mình. Đặc biệt hơn, tác giả còn dẫn dắt người đọc đi sâu khám phá bản chất bên trong của con người thông qua các hình tượng nhân vật để khơi ra trong đó những tồn tại, hạn chế mà không phải lúc nào chúng ta cũng đủ tỉnh táo và bản lĩnh để thấu suốt. Đôi khi con người biết rằng bản thân bị chính cái ác, cái xấu dẫn dụ nhưng luôn phó mặc cho cuộc sống, đứng nhìn cái ác đang ngày càng phát triển.
Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế phần 1