Không gian nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế phần 1

Không gian nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế phần 1

Bởi Học văn cô Hà Huyền 04/11/2024

ĐẶT VẤN ĐỀ

GS. Trần Đình Sử cho rằn g: “Thi pháp học đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, như con người, không gian, thời gian, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại, giễu nhại, mỉa mai... mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản”. Việc vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu, đổi mới dạy học tác phẩm văn chương tron g nhà trường hiện nay là hết sức cần thiết. Việc tuyển chọn và đưa vào chương trình, sách giáo khoa THPT những tác phẩm độc đáo và thú vị là một bước đi đúng đắn.Tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” của nhà văn Hồ Anh Thái là một tác phẩm phù hợp để đưa vào chương trình Ngữ Văn THPT. Theo đánh giá của bản thân tôi, tác phẩm có tính giáo dục cao, đặc biệt có tính giáo dục nhân cách cho học sinh.

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG “CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ”

Theo Trần Đình Sử thì: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” . Vì vậy, ta có thể hiểu rằng không gian trong tác phẩm văn học thường là không gian vật thể và không gian tâm tưởng. Nhưng trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Ta có thể thấy, nó không chỉ tồn tại không gian cảm xúc, tâm tư của con người mà ta còn cảm nhận nó còn chứa một không gian khác, vô hình mà huyền bí. Sự huyền bí ấy tồn tại xuyên suốt câu truyện với nhân vật, làm nên tầng ý nghĩa khác nữa của tác phẩm, ám ảnh người đọc. Đó chính là không gian tâm linh. Sự lồng ghép tài tình giữa các không gian nghệ thuật của Hồ Anh Thái đã giúp cho cuốn tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” trở nên vô cùng đặc sắc và cuốn hút.

Nói về không gian tâm lí trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, đầu tiên là không gian được kiến tạo do chính cảm quan của nhân vật. Mặt khác, đó còn là không gian nội tâm, tâm trạng riêng của các nhân vật. Từ đó, nhà văn gửi những suy ngẫm về cuộc sống tới người đọc. Không gian tâm lí còn được nhà văn đề cập ở khía cạnh con người đã phải tranh đấu với chính bản thân, vượt qua trở ngại trong cuộc sống để khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn rồi từ đó mới có thể chiến thắng được cái ác, cái xấu trong cuộc đời... Không gian tâm lí đó còn là những khoảng lặng, giúp thanh lọc, nâng đỡ tâm hồn con người, hướng con người đến những điều đẹp đẽ của cuộc sống. 

Nhân vật Mai Trừng trong câu chuyện ẩn chứa những điều bí ẩn, ngay bản thân cô cũng muốn che giấu. Vì phải mang trong mình một lời nguyền nên Mai Trừng luôn đem cho người đọc thấy rằng thế giới nội tâm của Mai Trừng rối rắm và u buồn. Nhân vật Cốc có đời sống tha hóa, trụy lạc, điển hình của những thanh niên ăn chơi trác tang, trong suy nghĩ lúc nào cũng chỉ có tình dục, luôn ham muốn chiếm được Mai Trừng “Lối chuyển động của thằng Cốc cho thấy rõ nó đã tụt được chiếc quần bơi xuống ngang đầu gối. Một con song nữa đẩy hai con người đang quấn lấy nhau lên. Bây giờ thì đôi tay nó đang thao tác ở nơi sẽ biến phần thân dưới của cô gái thành nàng Eva nõn nà”. Hay trong nội tâm của nhân vật “tôi” cũng đã từng tồn tại cái ác, quyết tìm Mai Trừng để giết cô, trả thù cho ba đứa cháu. Nhưng trong quá trình tìm kiếm, nhân vật “tôi” đã tìm thấy ánh sáng của cái thiện. Anh nhận thức được cái ác, thấu hiểu giá trị của cuộc sống và nỗi đau của con người, chia sẻ với Mai Trừng cái sứ mệnh thiêng liêng đi trừng trị cái ác trong cõi đời này. Mỗi nhân vật đều có một đời sống nội tâm khác nhau, họ đều được Hồ Anh Thái đặt vào một bối cảnh không gian khác nhau để tạo nên tính cách của mỗi nhân vật.

Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế phần 2

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22